Chi phí marketing trực tiếp

Chi phí marketing trực tiếp có thể hiểu là chi phí để có thể thực hiện các hệ thông tương tác của marketing có hoặc không sử dụng một hay nhiều phương tiện truyền thông để trả lời trực tiếp nhằm tạo ra phản ứng đáp lại đo lường được hay tạo ra giao dịch tại bất kì địa điểm nào.

Một vài công cụ marketing trực tiếp

Gửi thư trực tiếp tới khách hàng: có nhiều loại thư như bưu thiếp, sách hướng dẫn sử dụng, lời cảm ơn,… Chiến dịch Marketing gửi thư trực tiếp qua bưu điện là hình thức cổ điển của marketing trực tiếp truyền thống, tuy nhiên hiện nay nó đang dần dần bị lãng quên.

Gọi điện trực tiếp: Điện thoại và các công cụ gọi điện trực tuyến giúp cho khách hàng và doanh nghiệp có thể nói chuyện trực tiếp được với nhau. Tiếp cận khách hàng trực tiếp qua điện thoại, lưu lại liên lạc của khác hàng để có thể phục vụ cho sms marketing sau này.

Email trực tiếp đến khách hàng: email là hình thức cải tiến hơn rất nhiều của thư cổ điển, nó nhanh nhạy và dễ dàng sử dụng hơn. Email marketing góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng muốn gì, truyền tải thông điệp marketing nhanh chóng đến với khách hàng dễ dàng nhận phản hồi.

Các phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp: Đối với nhiều doanh nghiệp, việc này là cách nhanh nhất để họ tìm ra những thiếu sót để hoàn thiện doanh nghiệp hơn

Quảng cáo tại điểm bán: Điểm bán hàng là một địa điểm trong marketing trực tiếp. Sử dụng điểm bán hàng để giúp gây ấn tượng tới người mua bằng các chiêu khuyến mãi, tặng quà, tặng voucher sẽ tạo động lực mua hàng lớn lao.

Tổ chức sự kiện ngoài trời cho khách hàng: Unilever là doanh nghiệp đặc biệt thành công trong việc tổ chức các sự kiện ngoài trời và thu hút được nhiều khách hàng, marketing trực tiếp trong việc giới thiệu được sản phẩm. Ví dụ như với nhãn hàng Omo, sự kiện ngoài trời “Không ngại vết bẩn” chính là cách tiếp xúc với khách hàng tốt nhất và thu lại hiệu quả về danh tiếng.

Chi phí marketing trực tiếp của doanh nghiệp

Thước đo chi phí Video Marketing hay bất cứ loại hình marketing nào của doanh nghiệp thường được dùng nhất là tỷ lệ phần trăm chi tiêu Marketing trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ lệ phần trăm này dao động phụ thuộc vào loại hình sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp: sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng, dịch vụ chuyên nghiệp hay sản phẩm khác. Hơn thế, tỷ lệ này cũng thay đổi theo từng nhóm ngành.

Thông thường tỷ lệ này thường cao ở những doanh nghiệp đang giới thiệu sản phẩm/thương hiệu mới hoặc tái định vị các thương hiệu hiện có hoặc giới thiệu thương hiệu đến các khu vực hoặc thị trường mới. Các doanh nghiệp mới thành lập có thể cân nhắc việc dự toán chi phí marketing trực tiếp vì phương pháp này có thể nhanh chóng tiếp cận đến khách hàng mục tiêu, nhanh chóng nhận được phản hồi từ khách hàng.

Tùy thuộc vào mục tiêu, nhu cầu, dự báo kết quả, loại hình kinh doanh và đặc điểm sản phẩm dịch vụ mà bạn có thể có những cân nhắc điều chỉnh cho chi phí marketing trực tiếp của doanh nghiệp mình một cách tối ưu.

Tiến trình nghiên cứu marketing bao gồm các giai đoạn chủ yếu: Xác định vấn đề cần nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu (xác định loại dữ liệu cần thu thập, xác định nguồn gốc dữ liệu, quyết định phương pháp thu thập dữ liệu), tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu, phân tích và diễn giải các dữ liệu đã xử lý, trình bày và báo cáo kết quả cho người ra quyết định.

Lợi ích của việc nghiên cứu marketing

Có rất nhiều những lợi ích quan trọng trong việc nghiên cứu marketing. Những lợi ích này chủ yếu tập trung xong quanh những công ty có khả năng duy trì nguồn thông tin từ các cuộc điện thoại hoặc email khảo sát tới những nhóm người được phỏng vấn. Nhược điểm của nghiên cứu marketing có thể sẽ tốn kém. Các agency khi nghiên cứu marketing thường sẽ tính phí thiết kế bảng hỏi, phỏng vấn, lập bảng kết quả và báo cáo cuối cùng cho cách công ty khác còn các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ phải cân nhắc giữa việc nhận được các báo cáo nghiên cứu marketing hay sẽ tự thực hiện nó.

Tuy nhiên, Việc xác định mục tiêu nghiên cứu phải rõ ràng, xuất phát từ những yêu cầu giải quyết vấn đề marketing. Những người quản trị marketing khi xác định mục tiêu nghiên cứu cũng phải cân nhắc về thời gian, nhân sự và kinh phí tài trợ cho cuộc nghiên cứu với yêu cầu về mức độ tin cậy và chính xác của thông tin thu thập. Không thể đặt ra quá nhiều mục tiêu và yêu cầu cho cuộc nghiên cứu, nếu thời gian, nhân lực và kinh phí hạn chế.

Chi phí chi cho nghiên cứu marketing ở mức nào là ưu việt?

Để tiến hành nghiên cứu marketing hiểu quả và tốn ít chi phí, công tác nghiên cứu marketing đòi hỏi phải xây dựng 1 kế hoạch có hiệu quả nhất để thu thập những thông tin cần thiết. Người nghiên cứu marketing phải có kỹ năng thiết kế phương pháp nghiên cứu đặc biệt là các loại chi phí quan trọng như chi phí marketing sản phẩm mới. Người quản trị marketing cần có đủ trình độ hiểu biết về chi phí marketing bao gồm những gì để có thể đánh giá kế hoạch nghiên cứu và những kết quả thu được.

Tùy thuộc vào mục tiêu và dự đoán hiệu quả của nghiên cứu marketing. Người quản trị marketing cần biết yêu cầu biết chi phí marketing chiếm bao nhiêu doanh thu trước khi thông qua nó. Giả sử công ty điện thoại đánh giá việc cung ứng dịch vụ điện thoại công cộng trong phòng đợi của các sân bay khi không nghiên cứu marketing sẽ đem lại lợi nhuận là 500 triệu đồng. Nhà quản trị tin chắc rằng việc nghiên cứu sẽ đưa đến 1 kế hoạch khuyến mại hoàn hảo hơn và lợi nhuận lâu dài là 900 triệu đồng. Trong trường hợp này, nhà quản trị phải sẵn sàng chi tới 400 triệu đồng cho việc nghiên cứu đó. Nếu nghiên cứu tốn hơn 400 triệu đồng thì không đáng để tiến hành.

Việc quản lý chi phí marketing đòi hỏi phải quyết định được nguồn số liệu, phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, kế hoạch lấy mẫu và phương pháp tiếp xúc đối tượng. Tùy thuộc vào mục tiêu của nghiên cứu marketing và dự báo lợi ích mang lại để bạn có thể phân bổ ngân sách cho nghiên cứu marketing một cách tối ưu nhất.