Thực hiên chiến dịch Google Ads là phương pháp thuộc top hữu hiệu nhất nhằm mục đích quảng bá doanh nghiệp, tiếp cận khách hàng tiềm năng mới. Tuy nhiên, thật không dễ dàng để chiến dịch của bạn thành công suôn sẻ mà không có chiến thuật. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về cách tạo chiến dịch Google Ads hiệu quả, cũng như các lỗi thường gặp mà bạn cần tránh khi triển khai quảng cáo trên Google Ads.
Chiến dịch Google Ads là gì?
Chiến dịch quảng cáo Google hay Google Ads là một phương thức quảng cáo trực tuyến thuộc sự quản lý và điều hành bởi Google. Đây là loại quảng cáo được sử dụng phổ biến trên thế giới, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức hiển thị quảng cáo của mình trên kết quả tìm kiếm của Google, trang web đối tác và các ứng dụng di động. Đây là một công cụ tiếp thị hiệu quả để tiếp cận đối tượng mục tiêu, tăng lưu lượng truy cập trang web, và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Google Ads sẽ được phân chia thành 2 loại tùy theo mục tiêu của người dùng: tìm kiếm và hiển thị
- Quảng cáo xuất hiện tại thanh mục tìm kiếm của Google khi người dùng sử dụng từ khóa tìm kiếm khớp với từ khóa mà bạn nghiên cứu và cung cấp.
- Quảng cáo xuất hiện tại hiển thị kết quả tìm kiếm hay trong các trang bài viết liên quan dưới dạng đường liên kết. Bạn vẫn thương thấy các bài quảng cáo có chữ “Được tài trợ”. Loại quảng cáo này tính tiền dựa trên số lần người dùng nhấp chuột vào link.
Ưu và nhược điểm của chiến dịch Google Ads
Ưu điểm:
- Xác định đối tượng mục tiêu chính xác: Google Ads cấp phép cho bạn chọn từ khóa, vị trí, độ tuổi và nhiều tiêu chí khác để quảng cáo của bạn được gửi đến cho khách hàng tiềm năng chính xác nhất có thể.
- Kiểm soát ngân sách: Bạn có thể thiết lập ngân sách tùy chỉnh và chỉ trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn (mô hình Pay Per Click – PPC). Và bạn cũng có thể tính toán mức ngân sách phù hợp, sự tiêu hao ngân sách.
- Dễ dàng theo dõi, đo lường hiệu suất chiến dịch: Google Ads cung cấp cho bạn các công cụ theo dõi hiệu quả quảng cáo (lnhư ượt hiển thị, nhấp chuột) giúp bạn nắm bắt hiệu suất chiến dịch, từ đó tối ưu hóa kết quả.
- Kết hợp với nhiều nền tảng khác: chiến dịch của bạn sẽ xuất hiện đồng thời trên các nền tảng như YouTube, Email, Google Display Network. Nhờ đó mà mở rộng phạm vi tiếp cận.
Nhược diểm
- Cạnh tranh khốc liệt và chi phí cao: Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, từ khóa cạnh tranh ngày càng lớn, dẫn đến chi phí để quảng cáo có thể rất đắt đỏ. Đặc biệt khốc liệt nếu có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực bạn đang tham gia.
- Google Ads không thể phù hợp với tất cả ngành hàng: Đối với một số ngành hàng, Google Ads có thể không phải là kênh tiếp thị hiệu quả nhất. Ví dụ ngành bất động sản, bạn cần tập trung nhiều hơn vào xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Chạy Ads lĩnh vực này khả năng cạnh tranh khốc liệt rất cao và chi phí không hề thấp. Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn chiến dịch của bạn có hiệu quả thì cứ triển thôi.
3 điều kiện cần chú ý trước khi thực hiện Google Ads
Để thực hiện chiến dịch Google Ads thành công, bạn cần phải :
Mục tiêu rõ ràng: Mục tiêu chiến dịch của bạn là tăng lưu lượng truy cập, tăng doanh số bán hàng hay phát triển thương hiệu. Bạn phải có mục tiêu rõ ràng để vạch rõ hướng đi và đánh giá hiệu suất về sau.
Trang đích tối ưu: Đảm bảo trang đích của quảng cáo liên quan chặt chẽ đến từ khóa và nội dung của quảng cáo, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tỷ lệ chuyển đổi.
Ngân sách phù hợp: Xác định ngân sách quảng cáo hợp lý và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn.
Hướng dẫn các bước thực hiện chiến dịch Google Ads
Bước 1: Tạo tài khoản Google – Gmail
Nếu bạn chưa có tài khoản Google, việc đăng ký tài khoản rất dễ dàng, nhanh chóng. Bạn chỉ cần nhấn “Tạo tài khoản”, mọi bước đều được Google đơn giản hóa nên bạn chỉ cần làm theo.
Nếu đã có tài khoản, hãy nhập thông tin đăng nhập yêu cầu, sau đó nhấp nút “Đăng nhập”
Bước 2: Đăng ký tài khoản Google Ads
Để thực hiện Google Ads, bắt buộc bạn cần liên kết tài khoản Ads với website của mình. Sau đó đăng nhập tài khoản tại Google Ads.
Từ đây bạn chọn “Chiến dịch mới” để bắt đầu quá trình tạo chiến dịch.
Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu chọn mục tiêu quảng cáo cho doanh nghiệp của mình:
- Số lượng cuộc gọi: Chọn mục tiêu này nếu bạn muốn khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp liên hệ qua các kênh tổng đài hoặc điện thoại.
- Số lượng khách hàng ghé cửa hàng.
- Phát triển lượt bán hàng: chú ý loại mục tiêu này không phù hợp với trang kinh doanh online mà không có cửa hàng.
Bước 3: Phương thức thanh toán
Bạn chỉ được thanh toán thông qua Visa/Master card (thẻ ATM nội địa không được chấp nhận)
Bước 4: Xây dựng danh sách từ khóa chất lượng
Sử dụng công cụ từ khóa của Google để tìm hiểu các từ khóa liên quan đến lĩnh vực quảng cáo của bạn. Chọn đúng từ khóa cho chiến dịch có khả năng phù hợp với từ khóa tìm kiếm của từng nhóm khách hàng.
Bước 5: Xác định vị trí mà bạn muốn quảng cáo hiển thị
Nhập vị trí khách hàng mà bạn hướng đến.
Bước 6: Cài đặt ngân sách, đặt chi phí quảng cáo của chiến dịch
Khi thực hiện, nếu bạn còn băn khoăn ngân sách bao nhiêu là chuẩn thì Google sẽ đề xuất cho bạn ngân sách trung bình bạn cần chi trả trong một ngày chạy Ads.
Hơn nữa, Google Ads sẽ đưa ra một list danh sách các từ khóa để bạn đấu thầu. Từ khóa càng cạnh tranh thì càng tốn nhiều tiền. Bạn nên cân đo đong đếm số tiền có thể chi trả cho chiến dịch để không phải nhận kết quả không mong đợi.
Bước 7: Tạo bài quảng cáo hấp dẫn
Viết mẫu để Google Ads bao gồm:
- 3 titles – 30 ký tự/title;
- 2 đoạn mô tả – 90 ký tự/mô tả;
Súc tích, hấp dẫn: Người dùng thường đọc lướt qua quảng cáo, ít khi ở lại dài, vì thế hãy cân đối nội dung, độ dài văn bản.
Bảng nhìn trước (Preview): xem quảng cáo như thế nào khi nó được hiển thị thực tế, tránh trường hợp bị cắt mất thông tin quan trọng.
Nhắc lại cụm từ khóa chính 2 lần: tại title và mô tả. Điều này giúp tăng khả năng xuất hiện quảng cáo khi có người tìm kiếm từ khóa liên quan.
Hạn chế dùng ký tự đặc biệt: vì nó có thể làm mất tính chuyên nghiệp và làm cho quảng cáo trở nên khó đọc.
Tối ưu hóa chiến dịch trên từng thiết bị khác nhau.
Sử dụng CTA mạnh mẽ.
Bước 8: Kiếm tra chất lượng và tối ưu quảng cáo
Theo dõi và tối ưu quảng cáo Google Ads là bước quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch. Theo dõi chuyển đổi trực tiếp từ tài khoản Google Ads hoặc thông qua công cụ Analytics để điều chỉnh giá thầu, loại bỏ từ khóa không hiệu quả và phân bổ lại ngân sách.
Bằng cách áp dụng các bước trên cùng việc theo dõi và tối ưu chiến dịch, bạn sẽ tạo ra một chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả và hấp dẫn đối tượng mục tiêu.Bước
7 lỗi thường gặp khi triển khai quảng cáo trên Google Ads.
Sai lầm 1: Không xác định rõ mục tiêu
Quảng cáo không hiệu quả nếu ngay từ đầu không xác định rõ mục tiêu tiếp thị và đối tượng khách hàng. Điều này giống như việc bạn lên một chuyến xe, nhưng không nói cho tài xế địa điểm mình muốn đến, bác tài muốn chở đến đâu cũng được.
Sai lầm 2: Lựa chọn từ khóa không chính xác
Nghiên cứu từ khóa quan trọng để không tiêu hao ngân sách vào những từ khóa không liên quan. Từ khóa của bạn không thuộc top tìm kiếm của người dùng.
Sai lầm 3: Không có trang đich hay trang đích không tối ưu
Nếu trang đích không cung cấp thông tin hoặc không có liên quan đến quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi sẽ thấp.
Sai lầm 4: Không theo dõi hiệu quả quảng cáo
Đã đặt ra mục tiêu thì bạn phải theo dõi, đo lường và phân tích dữ liệu. Đây là điều cần thiết để xác minh điểm mạnh yếu và tối ưu hóa chiến dịch.
Sai lầm 5: Ngân sách không hợp lý
Đặt ngân sách chạy quảng cáo quá cao, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Điều này dẫn đến nguy cơ làm mất tiền một cách không hiệu quả.
Sai lầm 6: Quảng cáo không hấp dẫn:
Nội dung quảng cáo không thu hút người dùng và không thuyết phục họ nhấp vào.
Sai lầm 7: Không thực hiện Marketing lại đối với các người dùng đã tiếp cận, truy cập vào trang web nhưng chưa trở thành khách hàng chính thức.
Kết luận
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có thể nắm vững rõ ràng các bước căn bản để tạo chiến dịch quảng cáo. Quá trình xây dựng chiến dịch Google Ads hiệu quả là điều không dễ dàng. Nó đòi hỏi ở bạn sự tỉ mỉ từ lên kế hoạch, thực hiện, tối ưu đều đặn và tránh những sai lầm chúng tôi đã nên trong bài. Nếu bạn muốn hỗ trợ đắc lực trong những bước đầu chạy Google Ads thì hãy liên hệ ngay đến chúng tôi!