Việc xây dựng một sự kiện từ khi chỉ là một ý tưởng đến một sự kiện thành công không phải dễ dàng. Trong đó phần lớn việc khó khăn nhất là quảng cáo sự kiện. Khi nói đến các kênh quảng cáo thu hút nhiều người tham gia sự kiện, gây được sự hứng thú và mong đợi, mạng xã hội luôn trong top đầu. Đáng chú ý nhất là quảng cáo sự kiện trên mạng xã hội không mất nhiều thời gian như bạn nghĩ.
Có một facebook event ad examples nào không ? Tất nhiên là có. hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Bạn làm được mà! Một trong những cảm giác tuyệt vời nhất là bước vào sự kiện do mình tổ chức và thấy chật cứng người. Mạng xã hội có thể giúp bạn đạt điều đó.
Nhắc tới quảng cáo sự kiện trên mạng xã hội, có nghĩa là phải biết đăng bài gì và đăng ở đâu để tiếp cận được những người có khả năng sẽ tham gia. Chúng tôi sẽ giúp bạn bằng cách chia sẻ những bài học lớn mà chúng tôi học được. Để biết được loại bài đăng nào người tham gia sự kiện tương tác nhiều nhất, nhóm tôi ở Eventbrite đã khảo sát qua 25 triệu bài đăng về sự kiện trên mạng xã hội để xem mọi người tweet, snap chia sẻ sự kiện như thế nào trên mạng. Chúng tôi khảo sát hơn 25 triệu bài đăng trên mạng xã hội được gửi bởi những người tổ chức và tham gia của 50 sự kiện nổi tiếng nhất trong một năm, từ tháng 7- 2013 đến tháng 7- 2014. Những sự kiện này bao gồm mọi loạt sự kiện từ lễ hội âm nhạc (Bonnaroo) đến cuộc thi chạy thử thách sức bền (Tough Mudder). Chúng tôi cũng thu thập những tweet liên quan bằng từ khóa, hashtag và tên sử dụng Twitter/Facebook.
Nói chung chúng tôi tìm hiểu mọi người nói gì trước, trong và sau sự kiện. Cuối cùng, chúng tôi tìm được một số xu hướng đáng ngạc nhiên và bài học về chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội cho những người tổ chức sự kiện.
Kết quả chúng tôi nhận được là:
- Số người nhắc tới sự kiện trước và trong sự kiện gần như là như nhau.
- Số lượng lớn các cập nhật trên mạng xã hội là các trích dẫn và đa phương tiện được chia sẻ trong khi sự kiện diễn ra (chiếm 36%)
- Nên hé mở về các diễn giả, nơi chụp ảnh và tạo trích dẫn với đa phương tiện
Các thông tin được nghiên cứu từ tháng 7- 2014 vẫn đúng và chính xác với xu thế hiện tại, các nghiên cứu cho thấy các chiến lược và chủ đề ngày nay vẫn thế. Kết quả thu được cho thấy những chiến lược quảng cáo này được các công ty lớn nhỏ sử dụng thành công trong nhiều năm:
Viết bài chia sẻ Fanpage trước sự kiện
Tận dụng sự ngóng đợi của người tham gia để tăng doanh số vé bán ra.
Bạn nghĩ khi nào là lúc người tham gia tweet, snap hay đăng trên Facebook nhiều nhất?
Trong lúc sự kiện đang diễn ra? Chắc chắc họ sẽ chia sẻ lúc đó. Nhưng cũng có một số lượng người trong khoảng đó và những người mong muốn tham gia bàn về sự kiện nhiều ngày, tuần trước sự kiện. Theo dữ liệu của chúng tôi, số lượng bài đăng trước sự kiện và trong khi sự kiện diễn ra gần như là bằng nhau (40% và 42%). Điều này khiến cho khoảng thời gian trước sự kiện là khoảng thời gian vàng để tương tác với những người có ý định tham gia và những người đã đăng kí tham gia.
Để tương tác tốt, sau đây là một số lời khuyên từ các thương hiệu hàng đầu đã áp dụng cách quảng cáo trên mạng xã hội này và cách bạn có thể áp dụng với chính sự kiện của mình:
1. Hé lộ dàn diễn giả hay khách mời đặc biệt một cách sáng tạo
Sự ngóng đợi và thích thú hiện hữu trong 14% tổng số bài đăng chia sẻ trên mạng xã hội về sự kiện. Đây là loại bài đăng trước sự kiện hay gặp nhất.
Những người tham gia sự kiện đếm ngược tới ngày diễn ra sự kiện hay đăng vào những ngày trong tuần ngóng đợi đến sự kiện như kế hoạch cuối tuần của mình.
Làm thế nào để gây được sự hứng thú: Chia sẻ về dàn diễn giả hay khách mời đặc biệt hay dùng các video và hình ảnh teaser để tăng độ hứng thú. Ví dụ, bạn có thể tự đăng bài đếm ngược đến sự kiện điểm cộng nếu bạn dùng hình ảnh đẹp để tăng lượt chia sẻ.
2. Thường xuyên đăng về hạn cuối mua vé đặt trước và cách đăng kí
Cứ 10 bài đăng trên mạng xã hội về 1 sự kiện thì có 1 bài đăng về bán vé: Một khi đã mua vé, người tham gia sự kiện sẽ muốn thuyết phục bạn mình tham gia cùng tại sự kiện và cách phổ biến thường làm là chia sẻ hình ảnh vé trên mạng.
Bạn có thể khuyến khích những người tham gia này bằng cách nhắc mọi người nên khẩn trương mua vé, đăng bài về đợt bán vé đặt trước và khi hạn đăng kí gần tới.
3. Tổ chức giveaway cho những người lo rằng không tham dự được
Các fan mà không chắc chắc có tham gia được không thường có nỗi lo mình sẽ bỏ lỡ một thứ gì tại sự kiện.
Hãy khiến họ bớt lo hơn bằng cách tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sự kiện. Đưa ra các mã giảm giá ưu đãi trên mạng xã hội, tổ chức các cuộc thi trên mạng với giải thưởng là vé tham gia hoặc phí đi lại. Bạn còn có thể chơi lớn và tổ chức giveaway vé VIP. Hãy chọn bài đăng chất lượng để mở rộng tiếp cận hơn.
4. Chia sẻ ảnh hậu trường nhiều ngày trước khi sự kiện bắt đầu
Ảnh hậu trường là cơ hội tốt để xem sau cánh gà đang có chuyện gì. Đó cũng là cách theo dõi mọi chuyện ngay trước khi cả sân khấu được dàn dựng.
Chia sẻ ảnh và các câu chuyện hậu trường trước khi sự kiện diễn ra là cách hay để thu hút mọi người nói đến sự kiện và tăng tương tác. Từ một cuộc nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các thương hiệu và cả người tham gia làm những việc rất hay như: người chạy marathon chia sẻ lịch trình rèn luyện, fan tham gia lễ hội âm nhạc chia sẻ lựa chọn trang phục và những người tham gia chia sẻ lịch trình chuyến đi để tới sự kiện.
Khi họ chia sẻ sự chuẩn bị của họ, bạn có thể làm điều tương tự. Khiến fan cảm giác như những người trong ban tổ chức được thấy trước những cảnh hậu trường khi sự kiện đang được chuẩn bị. Những cảnh hậu trường ấy tạo được sự kết nối với người tham gia sự kiện.
Bằng cách đăng những bài đăng giống những người tham gia sự kiện, bạn có thể tham gia và khiến mọi người nhắc đến sự kiện nhiều hơn. Nhớ retweet lại bài đăng của những người tham gia bài đăng của họ sẽ là quảng cáo miễn phí với những người có ý định tham gia.
- Chia sẻ trong lúc sự kiện diễn ra
- Tạo ra những bức ảnh và trích dẫn hay nhất
- Loại bài đăng xếp thứ nhất trong cuộc khảo sát của chúng tôi trong số 25 triệu bài là các trích dẫn và đa phương tiện, xuyên suốt sự kiện.
Gần 9 triệu ảnh, video và trích dẫn! Đúng, số lượng bài đăng trong lúc sự kiện đang diễn ra đạt tỉ lệ cao nhất và loại bài đăng sự kiện nhiều nhất đều kèm theo đa phương tiện. 85% số bài đăng khi sự kiện đang diễn ra đều có đa phương tiện nghĩa là ảnh, video, và trích dẫn. Chỉ có 15% là bài đăng văn bản.
Bài học ở đây là: Bạn có thể tìm nhiều cách để khiến sự kiện của mình thu hút được nhiều người chụp ảnh để đăng trong khi sự kiện diễn ra.
Bạn có thể tìm nhiều cách khiến sự kiện của mình thu hút được nhiều người chụp ảnh để đăng trong khi sự kiện diễn ra. Sau đây là một số cách giúp bạn khiến sự kiện của mình được nhiều người chụp ảnh và đạt được mục tiêu quảng cáo cao nhất.
5. Có buồng chụp ảnh (photo booth)
Tạo một không vực có buồng chụp ảnh và chú ý tới những tiểu tiết mà có thể khiến ảnh đẹp hơn . Tại hội nghị TNW châu Âu, ở đó có một buồng chụp ảnh để chụp ảnh và chia sẻ những bức ảnh thú vị. Hãy chú ý tới dòng quảng cáo trải dài ở dưới tấm ảnh.
6. Chia sẻ nội dung bài diễn thuyết từ diễn giả
Nếu bạn tổ chức sự kiện có diễn giả, như một hội nghị và buổi gây quỹ, bạn có thể tweet hay đăng các trích dẫn quan trọng từ diễn giả để tăng lượt chia sẻ. Đánh dấu bài đăng cùng với hashtag của sự kiện và @ – nhắc tới diễn giả cũng giúp bài đăng phát tán rộng hơn cả với những người tham gia cũng như những người theo dõi tại nhà.
Sẽ rất tuyệt nếu bạn chuẩn bị trước để có thể đăng trích dẫn ngay sau khi diễn giả phát biểu. Một lựa chọn nhanh chóng khác là sử dụng các công cụ như Pablo (tạo hình ảnh chỉ trong 30 giây hoặc ít hơn) và Canva để tạo bài đăng như thế này ngay lúc nó diễn ra và hay nhất là, bạn không cần phải là một nhà thiết kế để tạo bức ảnh đẹp, thu hút.
7. Cho người theo dõi chứng kiến các cảnh hậu trường cùng các video và ảnh hậu trường
Bạn cũng có thể tự tạo các bài đăng đa phương tiện của riêng mình để thu hút lượt chia sẻ trong khi sự kiện đang diễn ra. Chia sẻ hình ảnh và video dẫn người xem tới cảnh hậu trường, hay chia sẻ những cuộc phỏng vấn độc quyền với mọi người tại sự kiện. Ảnh thì có thể dùng tốt với mọi mạng xã hội, Facebook Live cũng là một nguồn tuyệt vời, và Snapchat cũng như Instagram cũng là để dành cho những khoảnh khắc như thế này.
8. Tương tác với khán giả sử dụng câu hỏi hay khảo sát
Bạn cũng có thể đăng bài tương tác như câu hỏi hay khảo sát để hỏi người tham gia người trình diễn nào, buồng chụp ảnh nào, bài nói nào họ thích nhất. Sắp xếp một người trong nhóm để giải đáp câu hỏi, vấn đề hay nhận xét của mọi người gửi đến.
Nếu bạn định sử dụng bài đăng tương tác như này, nên là nghĩ tới các câu hỏi sẽ hỏi và loại bài đăng nào sẽ sử dụng trước sự kiện. Điều này tăng đáng kể chất lượng của bài đăng mà bạn đăng lên và giúp giảm độ căng thẳng vào những ngày bận rộn khi sự kiện diễn ra.
Chia sẻ trên mạng xã hội sau sự kiện
Chia sẻ các bài báo nhắc tới sự kiện và hỏi về ý kiến người tham gia
Chỉ vì sự kiện đã kết thúc không có nghĩa bạn không cần làm gì trên mạng nữa. Dù không chiếm tỉ lệ lớn trong số cập nhật mạng xã hội nhưng những bài đăng hậu sự kiện vẫn chiếm 18% tổng số – gần như 1 trong 5 bài đăng trên mạng xã hội là những bài đăng hậu sự kiện.
Có hai lí do chúng tôi tìm thấy lý giải tại sao sự kiện vẫn được nhắc tới sau khi đã kết thúc: báo chí đưa tin và nhận xét. Cụ thể hơn nè:
Báo chí đưa tin
Phần lớn những bài đăng hậu sự kiện là liên quan đến báo chí đưa tin về sự kiện (chiếm 9% tổng số bài đăng). Đây là cơ hội để bạn ăn mừng thành công của mình nên hãy cứ khoe khang bằng cách chia sẻ những bài báo hay bạn thu thập được đi.
Nếu bạn đã chủ ý muốn được báo chí đưa tin sau sự kiện, tốt nhất là nên mời một số nhà báo ở trong khu vực tới sự kiện để họ tự trải nghiệm.
Nhận xét từ người tham gia
Các phần khác khi người ta nhắc đến sự kiện của bạn là ý kiến được chia làm hai luồng tích cực và tiêu cực. Chia sẻ những nhận xét tích cực nhưng cũng đừng ngó lơ những cái tiêu cực. Trả lời bằng cách cảm ơn họ đã trình bày suy nghĩ và rút kinh nghiệm ở các sự kiện sau.
Để biến những nhận xét này thành hành động, bạn có thể chia sẻ một khảo sát hậu sự kiện để tìm hiểu xem làm thế nào để sự kiện tiếp theo của bạn tốt hơn. Cởi mở với người theo dõi về việc bạn đã lắng nghe ý kiến của họ để thay đổi và họ sẽ mong ngóng để mua vé sự kiện sau hơn.
Nếu có ai đó thực sự tức giận, bạn có thể tặng phiếu giảm giá cho sự kiện lần sau giúp họ hạ hỏa. (Phiếu giảm giá cũng là cách hay để tăng sự trung thành của những người tham gia có trải nghiệm tuyệt vời tại sự kiện).