Chào mọi người, câu chuyện hôm nay sẽ nói rõ hơn với các bạn điều gì thực sự xảy ra trước khi mỗi quảng cáo của chúng ta được hiển thị (hay nói cách khác là chiến thắng trong mỗi phiên đấu giá mà quảng cáo đó tham gia)
Chúng ta đã biết rằng giá quảng cáo của chúng ta được quyết định bởi sự cân bằng giữa hai yếu tố: giá thắng thầu (WinnerBid) và trải nghiệm người dùng (UX).
Trải nghiệm người dùng là yếu tố hàng đầu để quyết định việc một quảng cáo có thắng trong phiên hay ko. Và nó cũng tác động trực tiếp tới điểm chất lượng của quảng cáo cũng như giá thắng thầu của bạn cao hay thấp.
Những quảng cáo có điểm chất lượng tốt hơn đương nhiên sẽ giành được quyền tham gia vào nhiều phiên đấu giá hơn và (trong đại đa số trường hợp) chúng đều chiếm ưu thế và trở thành quảng cáo thắng cuộc, bất chấp việc bid giá ban đầu cực kỳ thấp, bạn vẫn trở thành người chiến thắng trong phiên đó. Bạn có thể thấy điều này dễ hiểu khi nhìn vào những bài quảng cáo mang tính chất cộng đồng, giải trí, những dạng viral content kiểu Chửi Thuê hay Manplus … Bọn dở hơi đó chiến thắng ở hầu hết các phiên đấu giá mà chúng tham gia, và cho dù chúng nó để AutoBid hay đặt giá ManualBid có cao bao nhiêu chăng nữa thì CPA lẫn CPM vẫn rẻ mạt còn hơn cỏ rác, thậm chí có ép giá thầu xuống còn 1đ/1 tương tác thì nó cũng vẫn có khả năng chiến thắng các đối thủ còn lại.
Các TUT giúp bạn kiếm tiền triệu một cách dễ dàng
Có một TUT đơn giản để bạn kiếm được tiền triệu từ việc bán khóa học (tut này lắm thành phần lừa đảo đã áp dụng thành công rồi, và giờ nếu muốn các bạn áp dụng chắc vẫn ok, vì ngoài kia còn rất nhiều gà):
- Chạy 1 cái ads nội dung cộng đồng dễ kiếm được share, những content này là gì thì các bạn gặp nhiều rồi, mình ko vietsub nữa.
- Khi thấy kết quả ads trả về 1đ, 0đ… thì bạn chụp cái screen của report lên.
- Để trưng trắc hơn nữa thì bạn thay luôn nội dung bài cộng đồng bạn chạy sang bài bán hàng và tự tin quay màn hình để mấy con gà ko nghĩ bạn F12
- Sau đó tạo vài con clone (hoặc gọi sẵn biệt đội nâng bi của bạn) vào comment bợ đít kiểu: tuyệt vời quá thầy ơi, vip quá thầy ơi, thầy đã sinh ra e lần thứ hai etc. các kiểu con đà điểu
- Đem share bài đó loạn cào cào lên, vận động thêm cả chim lợn khoe khắp nơi để tăng uy tín. Có thể cho chym lợn tiền, từ 100k 150k để viết bài tag tên bạn
- Chạy ads bán khóa học, hoặc chốt sale luôn trên chính bài đó. Đặt một cái title thật kêu, kiểu như: Phù thủy fb ads Nghệ nhân mkt 0đ.
- Cuối cùng là chém gió tung tóe và thu tiền thôi. Trong lớp nhớ gọi thêm vài chym lợn đi học hô hào cho có phong trào.
Điều kiện cần để hiện thực hóa là một cái mặt dày, dây thần kinh xấu hổ bị đứt kèm theo chút lương tâm bị mất. Các bạn làm theo mà ko kiếm được dưới 1 tỷ vnd thì cứ chặt đầu thằng bạn tôi đi. Ngoài kia còn nhiều gà lắm, chăn tha hồ.
Hệ thống đấu giá với thuật toán VCG
Nếu bạn ko phải những bậc thầy về viral content, chỉ biết chụp ảnh + up giá sản phẩm. Thậm chí bạn cũng chả hiểu những thứ quái quỷ gì diễn ra sau khi bạn bấm nút “Đặt hàng” trong Ads Manager. Việc của bạn là tiêu tiền và sau đó ngồi đếm comment. Oh well, ko sao cả. Nếu bạn đỏ, bạn sẽ sống sót sau vài chục campaigns. Nếu ko, khả năng cao sự nghiệp kinh doanh của bạn sẽ chỉ hưởng dương chứ ko hưởng thọ.
Tất nhiên, chả ai hiểu nổi Facebook thực sự muốn gì, tôi nghĩ thậm chí kể cả cha đẻ của nó là Mark cũng ko hoàn toàn hiểu hết về nó, vì bây giờ đội ngũ phát triển fb cũng lên tới hàng ngàn người rồi. Cho nên nếu có bố đời mẹ thiên hạ nào nói rằng họ thấu hiểu Facebook như lòng bàn tay của họ thì tôi dám cược với các bạn rằng, họ chả rửa tay bao giờ.
Nhưng chí ít, chúng ta cũng nên hiểu được những thứ thuộc về bản chất cốt lõi, ở mức độ tối thiểu. Như các bạn đã biết ở phần trước, việc đấu giá của quảng cáo Facebook được tuân theo cơ chế VCG. Một cách nhân văn, Facebook muốn chúng ta trả giá sao cho sát với giá trị thực của mặt hàng nhất mỗi khi tham gia một cuộc đấu giá chứ ko bị đội giá lên bởi cò như khi chúng ta đi mua đất đai. Và nếu như chúng ta có đặt giá thầu cao chót vót thì cũng hiếm khi chúng ta phải chiến thắng bằng mức giá này mà đa phần đều chỉ phải bỏ ra mức giá thấp hơn.
Để cụ thể cho điều này, chúng ta sẽ xem xét một trường hợp ví dụ sau:
Thử tưởng tượng bạn là 1 trong 4 nhà quảng cáo đang cạnh tranh với nhau hai vị trí hiển thị quảng cáo trong phiên này và mỗi một người chiến thắng (Winner) sẽ giành được một vị trí cho mình. Bạn đặt giá (bid) 11$ cho vị trí hiển thị này, trong khi những người khác đặt 7$, 5$ và 3$. Một cách dễ hiểu, người chiến thắng trong phiên này là hai người đặt giá cao nhất, bạn và người đặt giá 7$.
Ok, giờ bạn và người đặt giá 7$ sẽ phải trả bao nhiêu tiền cho phiên đấu giá thắng này: 11$ hay 7$ ?
Đáp án đúng ở đây là 5$. Hình như có gì sai sai ở đây, đời làm gì có mùa xuân ấy. Tối thiểu tôi cũng phải bỏ ra 5.5$ chứ nhỉ.
Ok chúng ta sẽ cùng xem giá thầu của chúng ta được tính như thế nào
Công thức ở đây là:
Giá thầu người thắng cuộc phải trả = (Tổng giá thầu của NHỮNG NGƯỜI THẮNG CUỘC KHÁC khi LOẠI TRÙ chính người đó khỏi phiên đấu giá) – (Tổng của GIÁ PHẢI TRẢ của NHỮNG NGƯỜI THẮNG CUỘC KHÁC khi thắng thầu mà ko loại trừ bạn)
Số tiền bạn cần phải trả khi bạn bid 11$ là bao nhiêu?
Khi loại trừ bạn ra khỏi cuộc đấu giá, hai người thắng cuộc sẽ là người bid 7$ và 5$. Như vậy tổng “giá thầu của những người thắng cuộc khác khi loại trừ bạn khỏi cuộc đấu giá” sẽ là: 7$ + 5$ = 12 $
Giá thầu thắng cuộc phiên đấu giá khi có bạn là 7$, ngoài bạn ra chỉ có một người khác chiến thắng, do đó kết quả cùa giá trị này, tức tổng mức giá phải trả khi chiến thắng của (những) người khác là: 7$ + 0$ = 7$
Như vậy, cuối cùng số tiền bạn phải trả sẽ là: 12$ – 7$ = 5$
Số tiền bạn cần phải trả khi bạn bid 7$ là bao nhiêu:
Khi loại trừ bạn ra khỏi cuộc đấu giá, hai người thắng cuộc sẽ là người bid 11$ và 5$. Như vậy tổng giá thầu của những người thắng cuộc khi cuộc đấu giá ko có bạn sẽ là: 11$ + 5$ = 16$
Tổng của giá thầu thắng cuộc với những người chiến thắng khác: 11$ + 0$ = 11$
Cuối cùng, bạn sẽ phải trả số tiền là: 16$ – 11$ = 5$
Well, qua ví dụ trên, bạn có thể thấy được hai đặc tính quan trọng nhất của hệ thống đấu giá với thuật toán VCG:
- Bidders có thể trả thấp hơn mức giá thầu mà họ thực sự đặt ra để chiến thắng
- Mức chi trả của người thắng cuộc phụ thuộc trực tiếp vào mức giá họ điều chỉnh ban đầu khi tham gia cuộc đấu giá.
Tới đây, chắc bạn phần nào hiểu đước cách tính tiền theo Cơ chế đấu giá của Facebook (mong là vậy). Nhưng nếu bạn ko hiểu thì cũng chả phải chuyện gì to tát lắm. Vấn đề ở đây là, khi bạn ko thực sự hiểu bản chất vấn đề, bạn sẽ hành động theo cảm tính và dễ dàng lạc trôi, theo sự xui dại, à nhầm, tư vấn của mấy thành phần (có vẻ rất giống) chuyên gia.
Khi bạn bắt đầu nắm bắt được những điều này, có hai câu hỏi dành cho các bạn trước khi chúng ta sang phần kế tiếp:
- Mức độ cạnh tranh (số lượng các nhà thầu tham gia) ảnh hưởng thế nào tới số tiền bạn phải chi trả ?
- Tôi có thể chỉ phải trả thấp hơn những gì tôi dự định, chuyện gì xảy ra nếu tôi tăng giá thầu của mình lên đáng kể so với dự định ?
Nếu tự mình trả lời được hai câu hỏi này, tôi tin là bạn sẽ ko bị tẩy não cũng như mất tiền ngu bởi một vài bí kíp võ công thất truyền lố bịch của những thành phần ảo tưởng mình là chuyên gia.
Làm sao để kiểm soát ngân sách và giá thầu đầu tư hợp lý?
Kiểm soát ngân sách và giá thầu quảng cáo chưa bao giờ là đơn giản, như cái cách mà một số thành phần (có vẻ giống chuyên gia) vẫn đang chém gió ăng ẳng: Làm Facebook marketing mau giàu lắm, cứ nhập rác về đầy kho rồi chạy ads là thành vua bán hàng và thế là khát vọng thượng lưu của bạn được thực hiện.
Hiển nhiên là chúng ta ko thể handle được hết những gì fb mang lại, nhưng chí ít thì cũng cần hiểu rule của cuộc chơi này, ở mức độ tối thiểu, đủ để ko sa lầy vào hố phân của mấy thành phần có vẻ giống chuyên gia vẽ vời ra cho các bạn nhảy vào.
Như đã biết ở phần trước, giá thầu các bạn thực sự phải trả phụ thuộc một phần vào giá thầu khởi điểm mà bạn đặt, hay một cách chính xác hơn là mức giá tối đa mà bạn sẵn sàng chi trả mỗi khi bạn chiến thắng. Nhưng vì phần lớn chúng ta ko có dữ liệu gì về việc đặt giá thầu sao cho hợp lý, nên make it easy, chúng ta sẽ lựa chọn đặt giá thầu tự động (auto bidding) và để cho Facebook tự tính toán giá thầu hợp lý nhất đối với chúng ta (tất nhiên là trên cơ sở thuật toán của Facebook).
Với Cơ chế đấu giá của Facebook, các bạn chắc chắn ko bao giờ biết được mình có bao nhiêu đối thủ, và giá thầu những người khác đang Bid là bao nhiêu. Cũng giống như khi đánh Poker, bạn ko thể biết được bài của đối thủ đang có là gì, cho dù lúc đó bạn đang cầm đôi xì, thì cũng ko có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn thắng ván đó, tứ quý xì thì vẫn còn thùng phá sảnh mà phải ko. Thứ duy nhất mà các bạn kiểm soát được chỉ là số tiền mà bạn đặt cược trong ván mà thôi.
Ở một phương diện nào đó, giống như đánh poker, khá nhiều người thích all in dù ko nắm chắc phần thắng (cờ bạc là may rủi mà), những Advertiser đôi khi cũng muốn thử vận may. Các bạn sẵn sàng sử dụng toàn bộ ngân sách quảng cáo mình có vào một Campaign và hy vọng những con số sẽ nhảy múa. Nhưng trong đại đa số trường hợp, khi các bạn để Fb tự quyết định số phận của mình bằng Auto-Bidding và All-In thì đều chung một kết cục: Tắt nhạc.
Vậy, tại sao chuyện này lại xảy ra ?
Mặc dù ở phần trước, chúng ta biết rằng trong phần lớn các trường hợp, Fb sẽ ko tính phí (Charge) của chúng ta giá thầu cao như chúng ta dự định, và thường thì thấp hơn rất nhiều giá chúng ta Bid nhưng nó chỉ đúng với những người Bid giá thủ công (Manual Bidding) còn khi mà bạn và rất nhiều người khác vẫn công thức Auto thì sẽ chả có giá nào là giá thầu khởi điểm của các bạn cả. Tất nhiên, với hàng tỷ phiên đấu giá diễn ra mỗi ngày, Fb vẫn luôn luôn thực hiện các phép toán sao cho hệ thống quảng cáo được cân bằng giữa hai yếu tố:
- Trải nghiệm của người dùng
- Chi phí của nhà quảng cáo phải bỏ ra
Điểu này có nghĩa là gì ? Fb sẽ xử thắng cho mỗi phiên theo cách sao cho các nhà quảng cáo sẽ tiếp cận được những người dễ tiếp nhận các quảng cáo của họ và người dùng nhìn thấy thứ gì đó mà họ quan tâm. Điều này hoàn toàn khác so với đấu giá truyền thống vì quảng cáo thắng cuộc không phải là quảng cáo có giá thầu cao nhất mà là quảng cáo Tạo ra giá trị tổng thể lớn nhất.
Chúng ta sẽ nói kỹ hơn về câu chuyện này ở một dịp khác. Nhưng tới đây, các bạn nên thực sự hiểu một thứ, đó là nếu như bạn ko tạo ra trải nghiệm người dùng xuất sắc, bạn sẽ buộc phải chiến thắng bằng tiền (ko đẹp trai thì phải giàu, dễ hiểu phải ko ?), thậm chí, rất nhiều tiền.
Tất nhiên chuyện cũng sẽ ko có gì đao to búa lớn kể cả bạn ko phải là bậc thầy về viral content, nếu bạn vẫn chạy lom dom lẹt đẹt ngân sách một vài $ cho mỗi nhóm quảng cáo, lúc đó các bạn thấy cuộc đời vẫn màu hường. Vì thường thì Fb giảm giá thầu tới mức rẻ nhất có thể cho nhóm quảng cáo của bạn khi thấy bạn để ngân sách thấp, để tối đa hóa số kết quả bạn nhận được. Giống như một sự ưu tiên với con nhà nghèo vượt khó, các bạn sẽ được cộng điểm khi thi đại học (Fb có vẻ nhân văn, nhỉ)
Nhưng mọi chuyện sẽ không còn như vậy nữa khi bạn khẽ để cho anh bạn Fb của chúng ta đánh hơi thấy là bạn hình như là người-có-tiền. Về mặt bản chất, khi bạn tăng ngân sách nhóm quảng cáo của mình lên, tức là bạn phải chiến thắng nhiều cuộc đấu giá hơn để chi tiêu hết ngân sách đó, dẫn đến việc bạn cũng phải tham gia vào nhiều cuộc đấu giá hơn với nhiều đối thủ hơn. Số lượng cuộc đấu giá mà bạn có thể chiến thắng với giá thấp và các chỉ số đẹp long lanh không phải là vô tận. Vì vậy, khi ngân sách của bạn tăng, bạn càng phải cố đạt được kết quả với chi phí cao hơn.
Khi bạn dồn dập ngân sách vào một nhóm quảng cáo, vô hình chung bạn đã đẩy giá thầu khởi điểm của mình lên mỗi khi tham gia vào một cuộc đấu giá, tuy chúng ta biết rằng chúng ta sẽ luôn trả thấp hơn giá thực tế mà chúng ta đặt, nhưng khi một khi ai cũng auto thì làm quái có cái giá nào là “giá thực tế” phải ko ?
Hiển nhiên lúc đó các bạn sẽ phải trả một cái giá cao hơn giá trị thực rất nhiều, và nó lý giải cho việc ngày hôm trước bạn chỉ phải trả 5$ cho một chuyển đổi, hay như ở Việt Nam, đại đa số các Advertiser đều lấy giá comment ra làm thước đo, thì các bạn sẽ phải trả cái giá từ một đến vài trăm k cho một cái “.” là chuyện ko có gì khó hiểu.
Chúng ta hãy cùng quay lại ví dụ ở phần trên, và đặt mình vào trường hợp của người tham gia đấu giá.
Nếu bạn có ngân sách $11, bạn và người bid 7$ thắng cuộc, thì trong phiên đó bạn chỉ phải trả 5$.
Tuy nhiên, nếu bạn tăng ngân sách lên $100, ngay cả khi bạn giành chiến thắng trong tất cả các cuộc đấu giá với kết quả $5 thì cũng hiếm khi có tới 20 cuộc đấu giá có chi phí thấp như vậy để chiến thắng. Và khi bạn tăng ngân sách lên, bạn sẽ càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và họ đang bid 95$, 97$ (ai mà biết được) chứ ko phải ai cũng chỉ bid 5$ hay 7$ như trước nữa, Facebook một cách vô tư nhất phải đưa bạn vào các cuộc đấu giá có kết quả tốn kém hơn. Tất nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí trung bình trên mỗi kết quả của bạn lên, đôi khi, nó tăng chóng mặt.
Các bạn hiểu chứ? Một khi các bạn AutoBidding, thì NGÂN SÁCH (Budget) LUÔN LUÔN TỶ LỆ THUẬN VỚI GIÁ THẦU (Cost).
Lưu ý khi lắng nghe các chuyên gia trên mạng
Dạo gần đây tôi có nghe giang hồ truyền tay nhau một bí kíp bí truyền của một vị đại sư đắc đạo nào đó, rằng hãy tạo ra nhiều nhóm quảng cáo với nhiều độ tuổi riêng biệt khác nhau (à phần này cũng hay ho, chúng ta sẽ nói chuyện kỹ hơn về câu chuyện tuổi tác ở dịp sau), nhóm nào ko có comment thì tắt đi, nhóm nào có comment thì hãy tăng gấp N lần ngân sách lên (và tuyệt nhiên, ko hề đề cập tới việc kiểm soát giá thầu hay làm gia tăng trải nghiệm người dùng).
Các bạn cứ vống lên đi và tiền của các bạn sẽ hết rất nhanh. Cùng số tiền đó người biết tiêu sẽ tiêu được trong thời gian lâu hơn, sống thọ hơn và cũng lộc lá hơn, nhưng các bạn thì chắc chắn hưởng dương chứ ko hưởng thọ.
Do đó, các bạn nên thực sự đề cao cảnh giác khi các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho bạn làm cái này làm cái kia. Một cách lịch sự nhất có thể, hãy đề nghị với họ: Nếu bây giờ e làm theo a mà có lời thì e chia lời cho a, nếu sml thì a trả lại tiền tư vấn cho e nhé ? Ok.
Anw, nếu các bạn chẳng may biết được bí kíp này thì nên tranh thủ làm theo bí kíp này luôn và ngay đi, vì ko sớm thì muộn nó cũng thất truyền thôi. Tại sao à ? Vì tất cả những ai làm theo bí kíp này đều chết sml rồi, làm méo j còn ai sống để mà kế tục với kế thừa cái bí kíp mả mẹ này nữa hả giời ?
Tất nhiên, vẫn có vài ngoại lệ để bạn có thể áp dụng cái bí kíp bệnh hoạn kia mà vẫn ko bốc shit, đó là khi bạn có được những cái content dạng như thế này.
Và hiển nhiên lúc đó dù bạn có để ngân sách ngày bao nhiêu đi chăng nữa thì bạn vẫn chỉ phải chi trả vài đ còm cho mỗi phiên chiến thắng thôi.
Một trong những cách đơn giản để hiểu nhất (nhưng ko đơn giản để làm) giúp các bạn tăng vọt ngân sách lên mà vẫn ko sml đó là hãy tạo ra những creative content chất có tính viral cao.
Nếu bạn ko thể tạo ra một cái content tử tế, bạn buộc phải cố gắng kiểm soát tình hình sao cho có thể tăng ngân sách lên mà chi phí trên mỗi kết quả ko tăng.
Đó là lúc mà chúng ta cần phải nói chuyện với nhau kỹ hơn về đặt giá thầu thủ công (Manual Bidding), vít ngang (Horizontal Scaling) và vít dọc (Vertical Scaling) …
Ở một ngày đẹp trời khác.
Nguồn : Doniue CHu