Setup phòng Marketing

Vì một doanh nghiệp chủ động – ổn định – tăng trưởng  và phát triển bền vững. Chúng tôi mong muốn trao quyền chủ động về marketing cho khách hàng 100% bằng giải pháp setup phòng marketing.
 

90% Phòng Marketing làm việc không hiệu quả

Lợi thế của phòng marketing

Phòng marketing là cầu nối giữa công ty và thị trường, giữa sản phẩm và người tiêu dùng. Vì vậy việc setup phòng marketing là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Hãy chọn Thế giới Marketing

Thách thức khi thuê ngoài marketing

  • Không kiểm soát được 100% hoạt động marketing
  • Không tạo được tăng trưởng như ý muốn
  • Không hoàn toàn hiểu hết mong muốn của bạn về marketing
  • Không hiểu sâu về sản phẩm để truyền đạt thông điệp thương hiệu
  • Luôn có độ trễ trong việc thực thi ý tưởng.
  • Chi phí luôn cao và cao hơn
  • Độ phụ thuộc vào đối tác là 100%
  • Hiệu quả của bạn giảm dựa vào năng lực đối tác và số lượng dự án đối tác đang đảm nhiệm.
  • Khi đạt mức tăng trưởng bão hòa, đối tác của bạn sẽ không thể giúp bạn tăng trưởng thêm.

Một phòng Marketing giỏi

Trưởng phòng marketing

Khả năng lập kế hoạch, chiến lược, điều hành, đo lường, giải quyết vấn đề và sửa chữa ngay lập tức.

Đội ngũ nhân sự

Hiệu quả công việc cao, có tinh thần trách nhiệm, tư duy cầu tiến, mạnh dạn trong công việc, …

Hệ thống vận hành

hệ thống quy trình hoạt động trơn tru, mang lại hiệu quả cao cho công việc, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và nguồn lực

công thức thành công setup phòng marketing

Chuẩn hóa

chuẩn hóa mô hình marketing, thị trường, khách hàng mục tiêu, sản phẩm, ...

Tối ưu

tối ưu chi phí marketing, qui trình marketing, cách thức marketing, ...

Hiệu quả

đạt hiệu quả về doanh thu,thị phần, thương hiệu, ... góp phần phát triển doanh nghiệp

Các giải pháp setup phòng marketing

phù hợp cho tất cả ngành nghề

Đào tạo CEO, nhà sáng lập

Nhà sáng lập là linh hồn của doanh nghiệp, người hiểu sản phẩm, khách hàng nhất

Hỗ trợ vận hành

bộ giải pháp dành cho doanh nghiệp

Phòng marketing Startup

  • Đào tạo CEO về marketing, thương hiệu
  • Đào tạo nhân sự
  • Hỗ trợ tuyển dụng
  • Xây dựng bộ giải pháp bán hàng và marketing
  • Hỗ trợ đồng hành trọn đời
 

Phòng marketing chuyên môn

  • Cá nhân hóa giải pháp theo yêu cầu setup
  • Đào tạo nhân sự theo yêu cầu
  • Hỗ trợ đồng hành trọn đời

Phòng Marketing tổng thể

  • Setup toàn bộ phòng SEO, PPC, Content, Research, Sales
  • Xây dựng và cá nhân hóa biểu mẫu
  • Hỗ trợ tuyển dụng
  • Đồng hành vận hành trọn đời
 
 
 

Đào tạo phòng marketing

setup phòng marketing từ đầu

Khách hàng nhận được

Tình trạng :
Chưa có nhân sự marketing
 
Công việc cần xử lý :
Tuyển dụng nhân sự
Đào tạo nhân sự
Đồng hành trọn đời
 
Thời gian :
3-6 tháng

Chất lượng demo theo yêu cầu của gói

Chất lượng mỗi gói theo đúng showcase mà chúng tôi tôi liệt kê tại đây. Khách hàng vui lòng xem chi tiết

đưa phòng marketing hiện tại thành hero

Khách hàng nhận được

Tình trạng :
Đã có nhân sự ( đầy đủ hoặc chưa đầy đủ )
 
Công việc cần xử lý :
Đánh giá lại chất lượng nhân sự
Đánh giá lại hiệu quả marketing
Đào tạo và bổ xung kiến thức 
Đồng hành trọn đời
 
Thời gian :
3-6 tháng

Chất lượng demo theo yêu cầu của gói

Chất lượng mỗi gói theo đúng showcase mà chúng tôi tôi liệt kê tại đây. Khách hàng vui lòng xem chi tiết

Khách hàng nhận được

  • Tìm kiếm nhân sự
  • Bố trí phỏng vấn
  • Đào tạo cơ bản

Chất lượng demo theo yêu cầu của gói

Chất lượng mỗi gói theo đúng showcase mà chúng tôi tôi liệt kê tại đây. Khách hàng vui lòng xem chi tiết

Kiến thức cơ bản

Tại sao nên Setup phòng Marketing?

1. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Phòng marketing giúp xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

2. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường
  • Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích, đánh giá thông tin từ đó đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm và phát triển sản phẩm mới
  • Đề xuất ý tưởng cho sản phẩm mới, định hướng thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.
3. Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả

Chiến lược marketing có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không có chiến lược marketing tốt, doanh nghiệp sẽ khó đạt được thành công, thậm chí là gặp thất bại trong kinh doanh.

4. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược marketing

Phòng marketing có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề:

  • Phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối,
  • Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu
  • Hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty thực hiện các kế hoạch marketing.
5. Thiết lập mối quan hệ với truyền thông

Giới truyền thông là đối tác đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các khủng hoảng bất ngờ.

Quy trình triển khai

Nghiên cứu xác định mục tiêu

làm việc trực tiếp với khách hàng để xác định rõ ràng mục tiêu của thương hiệu và hiểu khách hàng và sản phẩm của đối tác. 

Triển khai nội dung

Nghiên cứu đối thủ và nghiên cứu thị trường trên nền tảng social. .xây dựng format nội dung phù hợp và sản xuất nội dung.

Chạy quảng cáo và đo lường

chạy đo lường nội dung và tương tác khách hàng.

Các dịch vụ thường dùng kèm

Tuyển dụng nhân sự

Các bước thực thi..

Digital Marketing

lan truyền thông điệp

1. Phòng marketing là gì?

Phòng Marketing được xem như một cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường bên ngoài, giũa khách hàng với sản phẩm. Dựa trên nhu cầu người dùng, phòng Marketing sẽ lập kế hoạch, sản xuất, định giá và phân phối sản phẩm ra thị trường.

Mục tiêu của phòng Marketing gắn liền với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, đó là làm sao để bán được sản phẩm, dịch vụ nhiều và bền vững nhất. Khi tạo ra bất cứ một sản phẩm nào, phòng Marketing đều có nhiệm vụ phân tích, nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng.

2. Các vị trí trong phòng marketing

Phòng Marketing được xem như một ngôi nhà lớn mà ở trong đó sẽ có nhiều bộ phận khác nhau, cụ thể:

Giám đốc marketing

Đây là một vị trí chủ chốt của phòng marketing chịu trách nhiệm định hướng và triển khai mọi hoạt động trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Ở vị trí này, giám đốc marketing sẽ có những công việc như sau:

  • Hoạch định chiến lược marketing cho doanh nghiệp, chỉ tiêu KPI đo lường
  • Chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động Marketing với cấp trên
  • Triển khai công việc và làm việc với từng bộ phận trong phòng marketing
  • Đại diện thuyết trình tại các sự kiện của doanh nghiệp
  • Đại diện xuất hiện trên các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, báo đài, TV…
  • Đề xuất ngân sách thực hiện các hoạt động marketing
  • Quản lý nhân viên trong phòng marketing và đào tạo nhân sự
  • …………..

Ở vị trí càng cao thì trách nhiệm càng lớn, do đó, vị trí này đòi hỏi rất cao về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc khác để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Trưởng phòng marketing

Trưởng phòng Marketing sẽ chịu trách nhiệm quản trị nhân sự, lên kế hoạch theo dõi và tối ưu hiệu quả của các hoạt động marketing.

Để tối ưu hóa công việc, Trưởng phòng Marketing sẽ định hướng và kiể soát các hoạt động trong chiến dịch marketing của Công ty đồng thời đưa ra kế hoạch làm việc cho các bộ phận bên dưới.

Tùy vào quy mô của Công ty và tính chất công việc mà quyền hạn của vị trí Trưởng phòng có thể ngang với trí Giám đốc hoặc một số công ty nhỏ thì hai vị trí này được gộp thành một

Copywriting

Nhiệm vụ của vị trí này là soạn thảo văn bản, nội dung cho chiến dịch Marketing. Copywriting = Copy+ writing ( Copy trong ngữ cảnh này không có nghĩa là sao chép, copy paste….)

Những công việc liên quan tới Copywriting bao gồm: 

  • Nghiên cứu và tìm hiểu thông tin
  • Biên tập nội dung
  • Chỉnh sửa hình ảnh, video
  • Duyệt sản phẩm
  • Creator

Yêu cầu chung đối với lĩnh vực Copywriting đó là có khả năng tư duy, sáng tạo về ngôn ngữ, chú trọng ngữ pháp, lỗi chính tả. Bên cạnh đó là sự sáng tạo để có thể tạo ra những tiêu đề bắt trend, giật tít người đọc từ đó mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn.

Cần phân biệt được Copywriting với Content Marketing vì đây là hai lĩnh vực khác nhau. Nói đơn giản thì copywriting chỉ là một phần nhỏ trong Content Marketing.

SEO

SEO ( Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu nội dung trên các công cụ tìm kiếm ( google, bing, …). Hay nói một cách dễ hiểu thì SEO chính là việc bạn tối ưu để làm sao nội dung trên website của bạn có vị trí xếp hạng cao trên google ( trang đầu) khi người dùng tìm kiếm một từ khóa bất kỳ.

Trong thời đại 4.0 ngày nay thì SEO là một vị trí cực kỳ quan trọng trong phòng Marketing vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quảng cáo của chiến dịch truyền thông.

Các công việc của vị trí SEO bao gồm:

  • Phân tích nhu cầu của khách hàng
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Có chiến lược để đẩy từ khóa lên top đầu
  • Tối ưu hóa nội dung
  • Viết bài Content chuẩn seo
  • Sử dụng các công cụ khác để kéo traffic
  • ……………

Yêu cầu chung của vị trí SEO trong phòng Marketing là:

  • Có tư duy phân tích, nghiên cứu thị trường, đối thủ, khách hàng.
  • Nhạy bén với các công cụ tìm kiếm
  • Có khả năng phản biện
  • Kỹ năng về Exel để phân loại và sắp xếp dữ liệu
  • Kỹ năng về lập trình để hiểu được cách mà Google đánh giá website, hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của một website và có thể tự mình sửa được khi trang web bị hư, lỗi….
  • Kỹ năng về thiết kế: Thiết kế hình ảnh, video cho bài viết
  • Kỹ năng về Content. Thông thường sẽ có một team riêng để làm Content tuy nhiên bạn cũng cần phải có hiểu biết về nó để khi không có bộ phận hỗ trợ vẫn có thể tự làm và đảm bảo chất lượng.

Ngoài những yêu cầu cơ bản ở trên thì còn có thêm rất nhiều kỹ năng mềm để làm tốt vị trí SEO như kỹ năng giao tiếp, lên kế hoạch, kỹ năng xã hội, tìm kiếm thông tin….

Nhân viên chạy Ads

Đây là một công việc rất phổ biến trong phòng Marketing. Có thể hiểu như sau: Nhân viên chạy ads là những người chịu trách nhiệm viết nội dung, hình ảnh, video cho chiến dịch quảng cáo trên facebook hoặc công cụ tìm kiếm ( google).

Mục tiêu của công việc này là kéo traffic và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho doanh nghiệp.

Công việc cụ thể của vị trí chạy Ads bao gồm:

  • Lập kế hoạch cho các hoạt động quảng cáo trên nền tảng facebook ads, google ads
  • Phân tích insight khách hàng để có chiến lược quảng cáo phù hợp
  • Chuẩn bị hình ảnh, video cần thiết để chạy quảng cáo
  • Phối hợp với các bộ phận khác trong phòng Marketing như content, thiết kế để đảm bảo chất lượng nội dung, hình ảnh quảng cáo.
  • Xây dựng, thiết lập các tài khoản quảng cáo phù hợp
  • Theo dõi, thống kê và đánh giá hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo
  • Điều chỉnh lại chiến dịch và tối ưu ngân sách phù hợp
  • Thực hiện các công việc khác liên quan….

Yêu cầu chung của vị trí chạy Ads

  • Có kiến thức nền tảng về marketing và các công cụ chạy Ads
  • Có khả năng phân tích insight khách hàng
  • Sáng tạo, nhạy bén với công nghệ
  • Biết chạy quảng cáo trên nền tảng google ads, facebook ads
  • Có khả năng thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh
  • Giao tiếp tốt, làm việc nhóm và làm việc độc lập hiệu quả.

Ngoài những vị trí kể trên thì phòng Marketing còn có thêm nhiều vị trí khác như nhân viên thiết kế, tổ chức sự kiện, trade marketing…..

 

3. Quy trình làm việc của phòng marketing

Để một phòng Marketing làm việc hiệu quả, vận hành trơn tru thì đòi hỏi cần có một quy trình làm việc rõ ràng và thống nhất:

Bước đầu tiên đó là xác định mục tiêu chiến dịch marketing. Dựa trên mục tiêu doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu phù hợp cho từng hoạt động.

Thứ hai, phân tích thị trường để hiểu rõ về nhu cầu thị trường, chiến lược của đối thủ

Thứ ba, lựa chọn phân khúc khách hàng. Sau khi đã có được một bức tranh tổng quát về tình hình thị trường, phòng marketing sẽ lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu để thực hiện chiến dịch truyền thông. Phân đoạn khách hàng dựa trên độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích….

Thứ tư, tổ chức thực hiện chiến lược marketing

Thứ năm, xây dựng kế hoạch phân phối sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo đưa sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng một cách nhanh và hiệu quả nhất

Thứ sáu, định giá cho sản phẩm.

Thứ bảy, lên kế hoạch truyền thông hiệu quả để khách hàng biết đến sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp

Thứ tám, đo lường, đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing.

Cách tìm ứng viên marketing

Hiện nay, marketing là một ngành hot do đó rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực này. Và để setup phòng marketing hoàn chỉnh đòi hỏi phải có ứng viên. Vậy tìm ứng viên marketing ở đâu để đạt chuẩn?

Thông qua các diễn đàn

Diễn đàn vẫn là hình thức tìm kiếm nhân sự chất lượng. Một vài diễn đàn để tìm ứng viên marketing, SEOers có thể kể đến như forum.vietmoz.net hay seomxh.com/forums hoặc forum.digimarkvn.com.

Những diễn đàn trên hầu như đều rất nổi tiếng và có “máu mặt” trong giới marketing. Bạn có thể tìm kiếm và liên hệ trực tiếp với những ứng viên tiềm năng ở trong đây.

Bên cạnh đó tìm kiếm thông qua các sự kiện cũng là một phương án hay vì hầu hết các ứng viên tài giỏi đều tập trung ở đây. Các sự kiện, cuộc thi sẽ cho xuất hiện những nhân tài đam mê với nghề.

Một vài cuộc thi tiêu biểu như: Young  Marketer, Bản lĩnh Marketer của CLB Marketing FTU, Vietnaam Young Lions với quy mô tầm quốc tế, CMO Think anh Action, Marketing Challengers….

Tìm kiếm ứng viên tiềm năng dựa vào mối quan hệ

Vận dụng các mối quan hệ cá nhân như gia đình, đồng nghiệp, bạn bè để tìm ứng viên tiềm nằn trong lĩnh vực Marketing. Thông qua cuộc nói chuyện với những người này, bạn cũng có thể hiểu thêm về khả năng, trình độ của các cá nhân đó.

Mạng xã hội

Tuyển dụng qua facebook là một hình thức vẫn được sử dụng phổ biến ngày nay. Tham gia vào các group trong lĩnh vực hoặc giới thiệu việc làm để tìm kiếm ứng viên là một phương pháp hay và hiệu quả. Những group chất lượng sẽ có số lượng thành viên quan tâm cực kỳ lớn và bạn sẽ có nhiều lựa chọn để chọn lọc ứng viên.

 5. Các loại phòng marketing

 

Phòng Content Marketing

Công việc của phòng Content marketing là viết bài, đăng bài trên các trang mạng xã hội, blog, podcast, website…. để tiếp cận với khách hàng.

Quy trình vận hành của phòng Content bao gồm:

  • Xây dựng kế hoạch Content Marketing
  • Đánh giá hiệu quả SEO
  • Nghiên cứu chủ đề nài viết
  • Viết bài
  • Rà soát lại bài viết
  • Chỉnh sửa bài viết
  • Duyệt lần cuối
  • Xuất bản nội dung
  • Đăng nội dung trên các kênh để truyền thông

 Phòng kinh doanh – sale

Phòng sale- phòng kinh doanh là bộ phận không thể thiếu trong hầu hết các công ty để thúc đẩy tốc độ bán hàng, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Phòng kinh doanh có vai trò thúc đẩy, quảng bá và phân phối sản phẩm. Đồng thời, phối hợp với các bộ phận khác như phòng hành chính, kế toán….để tạo ra các kế hoạch kinh doanh nhằm phát triển công ty.

Phòng kinh doanh đánh giá hiệu quả thông qua KPI với các tiêu chí cụ thể như sau:

  • Mức tăng trưởng doanh thu hàng tháng
  • Số cuộc gọi tiếp cận với khách hàng
  • Cơ hội bán hàng được tạo ra
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
  • Chi phí để có được một khách hàng
  • Doanh số mục tiêu
  • Giá trị của toàn bộ đơn hàng
  • Tỷ suất lợi nhuận bình quân
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng
  • Tỷ lệ để mất khách hàng
  • Hiệu suất sản phẩm
  • Thành tích của đại diện bán hàng
  • …….

Phòng sản xuất

Phòng sản xuất – production là bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa. Đứng đầu là giám đốc sản xuất, những thành viên khác sẽ được gọi là kỹ thuật, kỹ sư, nhà thiết kế, nhà vận hành…..

Phòng sản xuất những chức năng như:

  • Triển khai công tác sản xuất, tồn trữ với bộ phận lãnh đạo
  • Chịu trách nhiệm trong việc sản xuất, vận chuyển, bảo quản sản phẩm
  • Thiết kế hàng hóa
  • Kiểm soát các hoạt động sản xuất để tối ưu về nguồn nhân lực
  • Thực hiện nghiên cứu thị trường để cải thiện sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm mới
  • Lên kế hoạch về chi phí sản xuất, đảm bảo chi phí thấp nhất để tối đa lợi nhuận
  • Đảm bảo máy móc, cơ sở vật chất luôn hoạt động
  • Đánh giá chất lượng sản phẩm

Để đảm bảo vận hành hiệu quả và quá trình sản xuất hàng hóa thuận lợi thì phòng sản xuất còn phối hợp với các bộ phận khác, ví dụ như phòng logistic, phòng mua hàng, phòng kỹ thuật, phòng truyền thông….

Phòng R&D

Trong kinh doanh, phòng R&D đóng vai trò nghiên cứu và phân tích những yếu tố liên quan đến sản phẩm như tính năng, hiệu quả của sản phẩm,  nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và phát triển công nghệ, nghiên cứu và cải tiến bao bì….. với một mục đích chung là tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường từ đó đem lại doanh thu cho Công ty.

Phòng R&D là một bộ phận cực kỳ quan trọng và không thể thay thế trong công ty. Một vài vai trò quan trọng bao gồm:

  • Lên ý tưởng mới, độc đáp để đáp ứng nhu cầu người dùng
  • Hiểu rõ những xu hướng đang diễn ra trên thị trường, nhạy bén với công nghệ để cạnh tranh với đối thủ
  • Cải tiến công nghệ sản xuất, sản phẩm
  • Lên ý tưởng cho các công việc như chuẩn bị, tiến hành sản xuất, phân phối, chăm sóc khách hàng….
  • Tối ưu hóa chi phí sản xuất
  • Xây dựng niềm tin với khách hàng thông qua sản phẩm tạo ra
  • Tăng giá trị và doanh thu cho Công ty

Trên đây là một vài phòng quan trọng trong phòng marketing, ngoài ra vẫn còn nhiều bộ phận liên quan khác như perfomance, Account planning, finance….

Tổng kết: 

Phòng Marketing là một phòng giữ vị trí chủ chốt trong việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mỗi phòng ban, bộ phận trong đó giữ một vai trò riêng. Cho dù ở bộ phận nào cũng cần phải có liên kết chặt chẽ với những bộ phận khác để đảm bảo xây dựng và triển khai một chiến dịch marketing thành công.

Hiểu rõ về từng phòng ban sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về các bộ phận, hiểu đúng quy cách vận hành và làm việc từ đó mang lại hiệu quả công việc cao hơn.

Talk with us

Our customer service ready to serve you

hãy bắt đầu ngay với chúng tôi để có một đối tác chuyên môn cao và phát triển bền vững. Được hỗ trợ dự án trọn vòng đời.

chúng tôi cung cấp toàn bộ nền tảng để bạn hiểu về social media và triển khai đồng bộ trên các nền tảng

Câu hỏi thường gặp

  • Xem xét khối lượng công việc
  • Tuyển dụng nhân sự cẩn thận
  • Đảm bảo bạn có thời gian đào tạo
  • Tạo các nhóm làm việc chuyên môn

Tất nhiên, hãy bắt đầu bằng xây dựng bằng cách hợp tác ngay với chúng tôi.

Bắt đầu tăng trưởng ngay hôm nay

Start, Build and Grow Your Business với Thế giới Marketing. Hơn 10 năm qua chúng tôi đã đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp. Và bạn sẽ là đối tác tiếp theo của chúng tôi.