Internal Link

Over 10 years of experience

Ngày nay, SEO-er thường chỉ quan tâm đến những thủ thuật SEO hào nhoáng, tập trung sâu vào những thứ như kiểm tra trang web và các bản cập nhật thuật toán mới nhất của Google, và điều đó hoàn toàn tốt, nhưng đi kèm với đó là những nguyên tắc cơ bản, không kém quan trọng lại bị bỏ qua - trong đó có Internal link. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng của Internal link.

Outbound link

Internal link gì?

Thật sự, khái niệm internal link đã không còn xa lạ với dân chuyên SEO. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tận dụng, xây dựng internal link một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng SEO cho website.

Khái niệm internal link

Internal link (liên kết nội bộ): là liên kết dẫn bạn từ trang này đến trang khác trong cùng một website. Có nhiều cách đặt internal mà có thể bạn đã biết:

  • Trên thanh menu, thanh bên tại trang chủ cho phép điều hướng đến các trang khác cùng website.
  • Đầu trang, chân trang.
  • Nằm ngay trong nội dung bài viết.
Bất kỳ trang web nào cho phép bạn điều hướng từ trang chủ đến các khu vực khác của trang web đều đã sử dụng liên kết nội bộ. 
 

Internal link có giống External link không?

Internal link hoàn toàn khác với External links (tên gọi khác là liên kết bên ngoài).

Với External links, loại liên kết này sẽ đưa bạn từ trang website này sang trang website khác, không phải cùng một trang web giống như liên kết nội bộ.

Tại sao Internal Link quan trọng trong SEO?

Ngoài việc cung cấp giá trị cho người dùng bằng cách nâng cao UX và làm cho trang web dễ điều hướng hơn, liên kết nội bộ còn giúp cải thiện khả năng lập chỉ mục của trang web của bạn và mang lại nhiều lợi ích khác. Cụ thể:

Cải thiện trải nghiệm người dùng
Internal link giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin giữa các trang liên quan trên trang web của bạn. Khi bạn cung cấp các liên kết hữu ích và liên quan, người dùng sẽ thoải mái hơn khi dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận các thông tin liên quan.
Giữ chân người đọc ở lại website
Internal link mà bạn cung cấp giúp cho người dùng có cơ hội khám phá thêm nội dung hữu ích và liên quan trên trang web của bạn. Dĩ nhiên, điều này giúp giữ chân khách hàng, tăng thời gian ở lại trang web, giảm tỷ lệ thoát, và tăng khả năng chuyển đổi.
Giúp Googlebot khám phá website
Internal link giúp Googlebot của Google khám phá và thu thập dữ liệu trên trang web một cách hiệu quả. Khi Googlebot theo dõi các liên kết, nó sẽ nhanh chóng hiểu rõ cấu trúc trang web, nội dung phân bổ và đánh giá nội dung website, từ đó tăng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.
Định vị từ khóa
Internal link giúp máy chủ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang web của bạn và định vị các từ khóa quan trọng. Khi một trang được liên kết nhiều từ khóa liên quan, nó có xu hướng xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Cách tối ưu hóa Internal Link cho SEO

Xây dựng cấu trúc trang web logic

Thật dễ hiểu khi bạn dẫn link đến một website đối thủ, đầy đủ thông tin hơn trang web của bạn. Đây là rủi ro khi sử dụng outbound link khiến người dùng “một đi không trở lại”, giảm khách hàng, giảm tỉ lệ chuyển đổi.

Sử dụng đa dạng anchor text

Anchor text (văn bản liên kết) là văn bản có chứa liên kết nội bộ. Hãy sử dụng anchor text chính xác và mô tả rõ nội dung của trang được liên kết. Tránh sử dụng anchor quá tối giản khiến cho người đọc không nhận ra giá trị liên kết, bỏ qua nó hoặc khó chịu vì nội dung không liên quan.

Lựa chọn vị trí liên kết chiến lược

Vị trí của liên kết trong nội dung cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của nó. Thông thường, các liên kết nội bộ được đặt ở văn bản gần đầu trang hoặc trong các đoạn văn bản có liên quan đến nội dung liên kết.

Không lạm dụng liên kết

Không nên đưa quá nhiều internal link vào trong một trang viết. Điều này có thể làm người đọc khá mất tập trung và làm cho trang trở nên rối mắt. Hãy đưa các liên kết nội bộ thực sự hữu ích đến với người dùng.

Kiểm tra tình trạng hoạt động của liên kết

Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các internal link gắn trên trang web của bạn. Hãy đảm bảo rằng các liên kết ấy không hỏng hoặc dẫn đến trang không tồn tại, điều này sẽ tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và giúp duy trì độ tin cậy từ máy chủ tìm kiếm.

Outbound link

Các lưu ý trong khi xây dựng Internal link

– Hãy sử dụng các từ khóa liên quan để tạo liên kết tự nhiên và hữu ích cho người dùng. 

Ví dụ: Nếu bạn có một bài viết về “cách chăm sóc da mặt”, hãy tạo internal link từ các từ khóa như “chăm sóc da”, “làm đẹp da mặt”, “dưỡng da tự nhiên” để liên kết với các bài viết khác liên quan trong trang web của bạn.

– Tránh sử dụng liên kết “nhấp vào đây”, “click here” và các loại tương tự.

– Liên kết giữa các bài viết có liên quan.

Ví dụ: Nếu bạn có một bài viết về “cách trồng cây hoa hồng”, hãy tạo liên kết đến các bài viết khác về “cách chăm sóc cây hoa hồng” hoặc “các loại cây hoa hồng phổ biến” để người đọc có thể tìm hiểu thêm.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ xây dựng internal link hiệu quả như Yoast SEO Screaming Frog SEO Spider.

Nếu biết cách xây dựng internal link hiệu quả, điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho trải nghiệm của khách truy cập, có thể cải thiện vị trí của trang web trên kết quả tìm kiếm, tăng cường sức mạnh trang, cải thiện thời gian ở lại trang web và tăng khả năng chuyển đổi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng internal link nên được sử dụng một cách có tổ chức, logic và hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất cho trang.