Trong thời đại ngày nay, việc xây dựng được một thương hiệu với hình ảnh chuyên nghiệp luôn là điều mà các doanh nghiệp vẫn hằng mong ước. Có thể nói thương hiệu chính là chìa khóa để tạo nên sự khác biệt và cũng đánh giá được vị trí của bạn trên thị trường.
Khi nhắc tới thương hiệu, có nhiều người vẫn nhầm lẫn nó với khái niệm “nhãn hiệu” hoặc cho rằng đó là những tài sản hữu hình mà chúng ta vẫn thương thấy của một doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về một booking kols hoặc booking media.
1. Thương hiệu là gì?
Có nhiều quan điểm khi nhắc tới điều này. Có người cho rằng thương hiệu là một cái tên được dùng để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Có quan điểm cho rằng “thương hiệu” là “nhãn hiệu” tức là những yếu tố hữu hình mà chúng ta nhìn thấy như logo, banner quảng cáo, hình ảnh truyền thông, biểu tượng…
Suy cho cùng, cả hai quan điểm trên đều không sai nhưng nó chưa đủ cho một khái niệm hoàn chỉnh về thương hiệu.
Thương hiệu được hình thành dựa trên niềm tin của khách hàng, nó không đơn thuần chỉ là các yếu tố vật chất như chúng tôi đã đề cập ở trên mà còn bao gồm các yếu tố vô hình không thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ thấy bằng tay. Thương hiệu được xây dựng theo thời gian và niềm tin người dùng chính là kim chỉ nam.
Thương hiệu nó bao gồm rất nhiều yếu tố, là tất cả những gì có thể tác động đến nhận thức của khách hàng. Ví dụ như chỉ cần nhìn thấy trái táo cắn dở thì người ta sẽ nghĩ ngay tới Apple. Cũng giống như doanh nghiệp, thì thương hiệu của một con người cũng vậy. Có thể là sự tài giỏi, hài hước hoặc cũng có thể được hình thành từ một nụ cười mà khi nghe tới ai cũng đoán được người đó là ai.
2. Các loại thương hiệu phổ biến
Hiện nay, có 5 loại thương hiệu cơ bản bao gồm:
- Thương hiệu doanh nghiệp
- Thương hiệu cá nhân
- Thương hiệu sản phẩm
- Thương hiệu chứng nhận
- Thương hiệu riêng
3. Ý nghĩa của thương hiệu
Thương hiệu chính là yếu tố quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, nó là thước đó cho sự thành công và mức độ ảnh hưởng. Cụ thể như sau:
- Thương hiệu giúp người dùng phân biệt được với các thương hiệu khác
- Tạo sự khác biệt với đối thủ
- Tạo dấu ấn riêng, gắn liền trong tâm trí người dùng theo thời gian
- Yếu tố tác động đến lựa chọn mua hàng của khách hàng
- Xây dựng được niềm tin với các đối tác
- Mở rộng quy mô hoạt động, tiền đề cho phát triển trong tương lai
- Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
4. Các yếu tố tạo nên một thương hiệu uy tín
Như đã nói ở trên, thương hiệu được hình thành dựa trên nhận thức người dùng và phải là nhận thức tích cực. Vậy làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu lành mạnh trong mắt khách hàng?
Tên thương hiệu
Tên thương hiệu chính là yếu tố đầu tiên được nhắc đến khi xây dựng thương hiệu. Việc đặt tên cho thương hiệu là cực kỳ quan trọng và cần lưu ý rằng:
- Nên đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ
- Tên có ý nghĩa
- Có thể đăng ký bảo hộ
- Khác biệt so với đối thủ
Xây dựng bản sắc thương hiệu
Khi nhắc tới bản sắc, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới việc thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu… Thực ra những điều này phải được làm sau khi đã xây dựng bản sắc thương hiệu.
Bản sắc thương hiệu ở đây chính là tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, văn hóa mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Chỉ khi xác định rõ ràng những yếu tố này thì việc thiết kế logo, biểu tượng,… mới có ý nghĩa vì trên thực tế khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu phải dựa trên mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Thiết kế logo thương hiệu
Logo được xem là biểu tượng đại diện cho doanh nghiệp và cũng là yếu tố nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Thiết kế logo dựa trên tầm nhìn của các nhà lãnh đạo và dựa trên bản sắc thương hiệu như đã đề cập ở trên
Bộ nhận diện thương hiệu
Tiếp nối logo chính là bộ nhận diện thương hiệu. Bởi không chỉ có logo mà còn có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến nhận thức khách hàng như ấn phẩm truyền thông, slogan, màu sắc, banner quảng cáo,…
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu không chỉ có ý nghĩa trong việc tăng mức độ tiếp cận mà còn có vai trò tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ.
Kiến trúc thương hiệu
Được hiểu đơn giản là cách tổ chức mở rộng quy mô, ngành nghề của thương hiệu và có chiến lược phát triển trong tương lai.
Một doanh nghiệp khi đã có được niềm tin tuyệt đối từ khách hàng thì rất dễ dàng để mở rộng thêm quy mô, lĩnh vực dưới tên thương hiệu đó. Ví dụ như các thương hiệu lớn Samsung, P&G, Sony…là những ví dụ điển hình. Một công ty mẹ nhưng lại có rất nhiều công ty con bên dưới và kinh doanh đa dạng các mặt hàng.