Câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu – Niềm tin khách hàng

Với câu hỏi “Bạn hãy kể câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp bạn như thế nào” chắc chắn bạn đang thực sự lúng túng để có thể tìm ra câu trả lời hợp lý, bạn không biết bắt đầu từ đâu để nói về toàn bộ thông tin của mình trong một khoảng ngắn thời gian.

Câu chuyện thương hiệu là gì?

Story Telling chính là những câu chuyện liên kết tất cả mọi người trong một tập đoàn với nhau và nối liền họ với khách hàng bên ngoài. Nó cho khách hàng biết doanh nghiệp là ai và hoạt động trong lĩnh vực nào và đã phát triển ra sao.

Và việc bạn kể được một câu chuyện thương hiệu hay là cái giúp khách hàng nâng cao khả năng nhận biết, sự gợi nhớ, cân nhắc đến quá trình quyết định mua hàng, đây cũng chính là động lực thúc đẩy sự lặp lại của chu kỳ tăng trưởng và sinh lợi này.

Quá trình hình thành “Câu chuyện thương hiệu”

Câu chuyện thương hiệu không phải là quảng cáo hay một bản thuyết trình. Câu chuyện thương hiệu là những câu chuyện, được sắp xếp theo chuỗi hợp lý với ý tưởng mạch lạc, bố cục chặt chẽ và nội dung chân thật nhưng đặc sắc.

Đặt vào góc nhìn hợp lý: Mỗi câu chuyện được tái hiện với ngôi kể hợp lý phù hợp sẽ dẫn dắt người đọc, tạo cảm xúc chân thật, mang đến sự đồng cảm sẽ tạo được niềm tin. Với những tổ chức muốn truyền tải mục tiêu thì việc kể chuyện xuất phát từ góc nhìn của cộng đồng họ hướng tới sẽ có ích hơn.

Lên ý tưởng phát thảo cốt truyện: Đây là vấn đề cốt lõi nhất khi bạn muốn tạo một câu chuyện hay, tạo ra một cốt truyện thật dễ hiểu nhưng không gây nhàm chán, xuyên suốt câu chuyện phải đưa ra được điểm mấu chốt. Để từ điểm mấu chốt đó khách hàng sẽ nhìn thấy được thông điệp mà doanh nghiệp, tổ chức muốn truyền tải.

Phương tiện truyền thông: Một câu chuyện thương hiệu hay phải thật linh hoạt để có thể xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, nó được thể hiện dưới dạng video, hình ảnh, hay những hashtag.. làm sao phải cho khách hàng nhớ đến và chia sẻ chúng thật nhiều, để tăng lượng tương tác, tăng khả năng gợi nhớ về thương hiệu.

Bạn có thể kết hợp câu chuyện thương hiệu vào việc viết kịch bản phim để quảng bá video doanh nghiệp thêm truyền tải thông điệp thương hiệu thương hiệu đến khách hàng.

Nguyên tắc để câu chuyện thương hiệu chạm đến cảm xúc của khách hàng.

Xây dựng theo tính cách thương hiệu của doanh nghiệp

Câu chuyện phải được kể theo tính cách thương hiệu của doanh nghiệp phái được viết theo giọng điều tràn đầy cá tính, tạo nét đặc trưng để thu hút sự chú ý và ấn tượng của khách hàng. Nó là sự hình thành, nguồn cảm hứng và sự phát triển của thương hiệu với tính cách của riêng thương hiệu.

Nêu lên được sứ mệnh của doanh nghiệp

Thương hiệu của bạn cần xác định sứ mệnh của doanh nghiệp là gì và tại sao thương hiệu tồn tại. Một câu chuyện phải đảm bảo mô tả toàn bộ lý do cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Điều đó xây dựng niềm tin với các khách hàng hơn bởi khách hàng biết được mục tiêu của doanh nghiệp bạn.

Sự đơn giản

Một câu chuyện đơn giản đáng tin cậy hơn là những câu chuyện phức tạp và quá dài dòng. Hãy tin vào đó và làm với những cảm xúc chân thật và tự nhiên nhất. Giống như khi thiết kế profile công ty, thì viết profile công ty cần phải đơn giản nhưng tạo sự tin cậy cho khách hàng

Gắn kết với khách hàng

Mục tiêu của câu chuyện là tạo ra sự gắn kết với khách hàng, khi khách hàng sẽ trở thành một phần trong câu chuyện, hiểu được ý khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng niềm tin với họ.

Truyền cảm hứng

Một câu chuyện hay sẽ có thể được mọi người chia sẻ và tham gia vào câu chuyện nếu câu chuyện mang lại được dấu ấn, truyền cảm hứng sống, cảm hứng làm việc và truyền tải một thông điệp vô cũng nhân văn. Đặt tên thương hiệu tạo sự tin tưởng và củng cố niềm tin nơi khách hàng, đó là thành công lớn nhất của doanh nghiệp

Cách viết câu chuyện thương hiệu

Từ thực tế đến câu chuyện

Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn phải bắt nguồn từ những chất liệu thực tế và có liên quan đến đối tượng nhận tin mục tiêu.

  • Xác định qua các vấn đề, khó khăn hay thách thức trong thực tế mà khách hàng gặp phải.
  • Tham khảo những case-study điển hình trên và lên ý tưởng từ chính câu chuyện của khách hàng.
  • Nền tảng tốt nhất để xây dựng một câu chuyện chân thực là hiểu biết về người dùng. D

Xác định điểm mạnh

  • Khi thiết kế nhân vật trung tâm, hãy phản ánh những đặc điểm về nhu cầu, động cơ, cảm xúc, thái độ,… của chính người mua thông qua hình tượng đó.
  • Hiệu quả của quá trình này là khách hàng sẽ nhìn thấy chính mình trong câu chuyện của bạn, đồng cảm và bị thuyết phục để mua hàng.

Thể hiện cách giải quyết vấn đề

Nhân vật trung tâm có mục tiêu gì? cách giải quyết như thế nào?, đồng thời cũng chính là giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng, được truyền tải qua nội dung khi xây dựng thương hiệu trên các kênh khác.

Đẩy vấn đề lên cao trào

Đó là những nút thắt đẩy mâu thuẫn, khó khăn,…  của nhân vật trung tâm lên đỉnh điểm khiến họ cảm thấy bế tắc trong việc đạt mục tiêu hay giải quyết vấn đề.

Khi có cao trào, hành trình đạt được mục tiêu cuối cùng của nhân vật sẽ gian nan nhưng cũng hấp dẫn hơn.

Thêm các yếu tố thú vị

Hãy “vẽ” content câu chuyện sinh động hơn bằng những yếu tố thú vị và giải trí bên cạnh xung đột cao trào. Bạn có thể thêm sự tương tác của nhân vật với các yếu tố xung quanh để khiến câu chuyện hồi hộp và hấp dẫn hơn.

Thay đổi tư duy

Khi xung đột bị đẩy lên cao trào, nhân vật có thể có những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, tức giận, muốn bỏ cuộc,… nhưng họ sẽ thay đổi khi chạm được đến mục tiêu của mình, đó là hệ quả của những gì họ học được trên hành trình.

Kết thúc “có hậu”

Sau một hành trình gian nan, kịch tính và đầy thách thức, nhân vật cuối cùng cũng đạt được mục tiêu và thu về “trái ngọt”. Họ làm được điều đó vì tìm thấy giải pháp chính là thương hiệu của bạn.

Lưu ý khi xây dựng câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu nên có tính đơn giản

Những câu chuyện đơn giản sẽ giúp truyền tải thông điệp một cách tốt nhất, từ đó, content thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến thương hiệu của bạn hơn.

Câu chuyện có tính tương quan với thế giới quan

Một câu chuyện hiệu quả giúp truyền đạt cách nhìn của thế giới cho phía người đọc bằng cách giúp họ liên tưởng lại những hoàn cảnh, sự kiện mà họ đã và đang trải qua, điều này sẽ giúp tăng tính hấp dẫn của câu chuyện.

Luôn ghi nhớ chân dung khách hàng

Trước hết bạn phải xác định “ai muốn sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn”. Bằng cách đặt đúng mục tiêu sẽ giúp bạn đề xuất những câu chuyện và content thương hiệu cụ thể hơn cho khách hàng.

Tạo ra lý do thúc đẩy tương tác trong câu chuyện

Bạn muốn hấp dẫn khách hàng mục tiêu hướng vào câu chuyện của bạn thì điều quan trọng nhất là bạn phải tạo ra một câu chuyện thương hiệu bằng cách làm cho (USP) – hay còn gọi là lợi điểm bán hàng độc nhất của bạn hấp dẫn đến một mục tiêu rõ ràng.

Câu chuyện thương hiệu nổi tiếng

1. Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola

2. Câu chuyện thương hiệu của KFC

3. Câu chuyện thương hiệu của Uniliver

4. Câu chuyện thương hiệu của Dior

5. Câu chuyện thương hiệu của Apple

6. Câu chuyện thương hiệu của Vinamik

Mô tả dịch vụ

  • Viết câu chuyện quá trình hình thành doanh nghiệp
  • Viết câu chuyện nhà sáng lập, khởi xướng doanh nghiệp
  • Viết câu chuyện về sứ mệnh của doanh nghiệp…

Nhiều ý tưởng và nhiều lựa chọn tùy thuộc mục đích của doanh nghiệp.

Bảng giá viết câu chuyện thương hiệu