Viết Profile công ty là tất cả mọi thứ mà đối tác của bạn đánh giá về bạn. Hồ sơ năng lực của công ty được viết một cách mạch lạc, rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ logic giúp khách hàng dễ dàng hình dung. Khi xử lý nội dung của profile công ty, chúng tôi phải phỏng vấn người founder sáng lập để hiểu được mọi giá trị mà họ mong muốn mang đến khách hàng.
Profile công ty là gì?
Profile hay hồ sơ năng lực là tài liệu giới thiệu sơ lược về công ty. Đồng thời đây cũng là một trong những công cụ Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Hồ sơ năng lực thể hiện sự chuyên nghiệp, quy mô công ty một cách khái quát.
Profile còn giới thiệu về dịch vụ, sản phẩm, ưu thế vượt trội của doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng, đối tác, cổ đông công ty, … Hồ sơ năng lực thường có khoảng từ 16-32 trang, chứa đựng thông tin, hình ảnh doanh nghiệp,…
Tại sao nên viết Profile công ty?
Có thể khẳng định Profile là ấn phẩm cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Viết profile công ty mang câu chuyện thương hiệu riêng và có nhiều ưu điểm với doanh nghiệp:
- Profile mang đến thông tin chính xác về công ty, các thành tựu, lợi thế cạnh tranh, thông tin cơ bản về sản phẩm/ dịch vụ, … đến khách hàng. Đây như bài viết PR giúp khách hàng hiểu chi tiết nhất về công ty
- Hồ sơ năng lực vừa giới thiệu công ty, vừa giúp quảng bá thương hiệu hiệu quả
- Thiết kế Profile chuyên nghiệp là cách đơn giản, hữu hiệu để tăng lòng tin của khách hàng và đối tác. Từ đó tìm kiếm thêm nhiều khách hàng hơn.
- Hồ sơ năng lực là tài liệu quan trọng trong chiến lược content thương hiệu trong bán hàng tiếp thị. Đây là công cụ lưu trữ thông tin, quảng bá giúp bộ phận bán hàng triển khai công việc hiệu quả hơn.
Nội dung Profile công ty bao gồm những gì?
- Thông tin cơ bản về doanh nghiệp như: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, thời gian thành lập, lĩnh vực kinh doanh, số lượng nhân viên, chiến lược phát triển,…
- Những thành tựu đạt được, bằng khen, giấy khen,…
- Khẩu hiệu của doanh nghiệp, thông điệp, mục đích, phương hướng sắp tới,…
- Sản phẩm của công ty: chức năng, thông tin cơ bản, hiệu suất, nguồn gốc,…
- Chính sách bảo hành và địa chỉ công ti và chi nhánh (nếu có).
- Lời cam kết về chất lượng.
- Hình ảnh: hình ảnh những thành tựu nổi bật của công ty trong quá trình hình thành và phát triển, hình ảnh lãnh đạo công ty, hình ảnh tập thể nhân viên, văn phòng công ty, nơi sản xuất,…
Cách viết Profile công ty chuyên nghiệp
1. Xác định mục đích của bản Profile
Việc xác định mục đích là rất quan trọng để có giọng văn, và cách tiếp cận phù hợp, lôi cuốn nhất khi viết profile công ty.
Một vài mục đích cơ bản của profile công ty
- Chào hàng, giới thiệu sản phẩm (Ngành bán lẻ, sản phẩm tiêu dùng)
- Giới thiệu dự án, truyền cảm hứng (Bất động sản, du lịch)
- Giới thiệu công ty, thành tựu, chuyên môn (B2B, Marketing, tư vấn)
2. Xác định phong cách cho Profile công ty
- Những ngành nghề cần sự chỉnh chu. Bạn nên lựa chọn thiết kế Profile theo phong cách cổ điển với các phần, các mục được chia nhỏ dần.
- Nếu công ty của bản hoạt động về lĩnh vực sáng tạo thì bạn có thể trình bày Profile cũng mình dưới dạng một dòng thời gian, kể một công chuyện, hay là một album hình ảnh.
Bạn có thể thỏa sức sáng tạo trong thiết kế của Profile công ty nhưng mọi lựa chọn phải gắn kết với thương hiệu của bạn, truyền tải được tinh thần, giá trị cốt lõi mà công ty muốn hướng đến
3. Viết nội dung
Hình ảnh, phong cách thiết kế thương hiệu:
- Logo – Tên công ty
- Slogan – Lời hứa với khách hàng
- Hình ảnh – Cảm xúc đầu tiên
- Lục mục profile (nếu có)
Điểm mạnh, đặc điểm nổi bật về công ty:
Điểm nổi bật về công ty không cần cầu kỳ thể hiện đặc tính riêng của doanh nghiệp. Hãy rõ ràng và không cần quá dài dòng.
Thông tin chi tiết về giá trị công ty:
- Giới thiệu ngành kinh doanh, lĩnh vực hoạt động
- Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
- Sơ đồ tổ chức và hình ảnh thành viên
Sản phẩm cung cấp, dự án thực hiện:
Đây cũng là phần dài nhất trong viết Profile công ty. Trong phần này, bạn cần trình bày khoa học để cho người đọc có thể theo dõi rõ ràng tất cả nội dung mà bạn muốn truyền tải.
- Sản phẩm tiêu biểu, nổi bật
- Nhãn hiệu sản phẩm liên quan
- Lợi ích khác biệt của sản phẩm
- Dự án, công trình thực hiện
- Chủ đầu tư, đối tác liên quan
- Hình ảnh, tài liệu xác thực
- Nhận xét khách hàng, đối tác
4. Phần cuối Profile
- Tình trạng phát triển hiện tại
- Giải pháp mới đang phát triển
- Tầm nhìn và mục tiêu mong muốn
- Hoạt động xã hội, cộng đồng
- Phát ngôn của người lãnh đạo
- Thông tin liên lạc và hỗ trợ
Lưu ý khi viết profile công ty
- Luôn lên out-line của toàn bộ profile trước khi viết.
- Luôn phỏng vấn tất cả các bên liên quan trước khi viết.
- Luôn thu thập và xác minh toàn bộ dữ liệu để viết profile.
- Profile được viết sát với các yêu cầu ban đầu của khách hàng.
- Ngôn ngữ dùng trong profile luôn rất trịnh trọng và chỉnh chu.