Nofollow và dofollow là hai giá trị mang thuộc tính HTML. Nó sẽ cho một liên kết dùng để báo với con bọ của Google ghi nhận hoặc không ghi nhận việc lập chỉ mục liên kết này đến thứ hạng của trang website mà được nó chuyển hướng đến. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể hiểu chi tiết và vận dụng nhuần nhuyễn được chúng. Trong với bài viết này dưới này, chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc giả khám phá sâu hơn về hai khái niệm dofollow và nofollow. Cũng như cho các bạn đọc giả biết về các cách vận dụng chúng trong quá trình xây dựng website chuẩn SEO để đạt được các mục đích thứ hạng cao có lợi cho mình.
Giải mã Nofollow và dofollow là gì cho SEOers mới
Dofollow được hiểu như thế nào?
Nói về dofollow thì nó mang thuộc tính HTML được đặt trong thẻ của một trang dùng để thông báo với các con bọ Google đi theo liên kết, lập chỉ mục và đánh giá cả một hệ thống liên kết trong một website.
Thường thì dofollow nếu được sử dụng khoa học, nó sẽ rất có lợi cho chính liên kết đó đấy. Ví dụ cho bạn dễ hình dung: Với các backlink mang hình dạng dofollow sẽ giúp cho các trang web nhận được dòng chảy mang sức mạnh xếp hạng trang từ trang trỏ đến. Ngược lại với điều đó, khi bạn trỏ liên kết từ trang web chính mình về trang web khác nhưng nó lại có thuộc tính rel=”dofollow”, bạn đang truyền dòng chảy sức mạnh chính website của mình đến trang website đó đấy.
Nofollow được hiểu như thế nào?
Còn đối với nofollow thì đây cùng là một thuộc tính HTML đặt trong thẻ của một trang website dùng để thông báo với con bọ của Google không đi theo liên kết này để lập chỉ mục cũng như phân tích đánh giá nó.
Theo như bài viết của công cụ tìm kiếm Google nói về các điều kiện để sử dụng các liên kết ngoài. Thuộc tính nofollow sẽ không gây cản trở thứ hạng tăng hay giảm trên công cụ tìm kiếm của Google. Nofollow được ra đời từ vào năm 2005 với sứ mệnh chính ngăn chặn hình thức spam bình luận. Chúng tôi sẽ ví dụ cụ thể như: Người bình luận để lại một liên kết của họ trên khắp các trang web hay các diễn đàn forum nhằm nhận thứ hạng cao hơn.
Các thuộc tính liên kết khác có liên quan
Công cụ tìm kiếm Google đã giới thiệu thêm hai thuộc tính mới, hai liên kết này sẽ xác định bản chất cho một số liên kết và cách mà chúng hoạt động trong năm 2019. Chi tiết cụ thể hai thuộc tính này được chúng tôi đề cập bên dưới:
Rel = “sponsored” sẽ thường được các SEOers dùng cho các liên kết đã được dán mác tài trợ hay nói chính xác là các liên kết nảy phải trả phí.
Rel = “ugc” thường SEOers sẽ dùng chúng cho các liên kết do chính người dùng tự tạo ra như các bình luận, bài viết của mọi người được đăng tải trên diễn đàn.
Cách kiểm tra liên kết nofollow và dofollow cho người mới
Những người SEOers mới học nghề như chúng ta khó lòng nhận diện được một văn bản liên kết là thuộc liên kết dofollow hay là nofollow bằng mắt thường được. Chúng tôi sẽ gợi ý vài cách được các SEOers dùng nhiều nhất để bạn dễ dàng kiểm tra được liên kết nào là nofollow và dofollow.
Kiểm tra bằng cách thủ công truyền thống cơ bản
Để kiểm tra nofollow và dofollow bằng cách truyền thống bạn cần thực hiện như hướng dẫn sau nhé.
- Ngay tại một trang nào đó mà bạn cần kiểm tra, bạn hãy bấm tổ hợp phím tắt Ctrl + U, có thể b chỉ cần bấm chuột phải chọn mục Xem nguồn trang.
- Lúc này Google sẽ xuất ra một giao diện cửa sổ mới trong đó kèm mã nguồn HTML.
- Lúc này để mà kiểm tra được liên kết nào mang thuộc tính nofollow và dofollow, bạn hãy bấm tổ hợp phím Ctrl + F và gõ nofollow.
- Nó sẽ xuất ra các liên kết, nếu chúng không có nofollow tức là liên kết đó là dofollow.
Sử dụng tool mở rộng của Google Chrome
Một trong những công cụ tiện ích được nhiều người phát triển website quan tâm và sử dụng hiện nay đó là nofollow. Với tiện ích của Google Chrome, bạn dễ dàng kiểm tra được các mang tính nofollow và dofollow của trang chính mình. Kể cả trang website của người khác bạn cũng có thể vào kiểm tra được. Kết quả mà công cụ xuất ra sẽ có dạng như chúng tôi mô tả bên dưới:
- Liên kết nào mà có viền đỏ bao quanh là nofollow.
- Còn ngược lại liên kết nào không có viền đỏ bao quanh là dofollow.
Sử dụng Seoquake thường được áp dụng
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm bên ngoài một số tiện ích có phần sử dụng sẽ phức tạp hơn như công cụ Seoquake chẳng hạn. Nhờ nó mà bạn có thể lọc ra được các liên kết nào nofollow và dofollow cho website mình.
Nofollow và dofollow cách phân biệt và sử dụng trong SEO
Nofollow và dofollow khi mà bạn đã hiểu rõ chi tiết tác dụng và ý nghĩa của các liên kết này, bạn càng nên cân nhắc trong kế hoạch đặt liên kết vào bất kì blog nào. Từ đó bạn hoàn toàn có thể can thiệp được tính chất của các liên kết có trong bài viết đăng tải của mình.
Chúng tôi sẽ ví dụ với đoạn nội dung mà được xuất hiện với người dùng là: Dịch vụ SEO. Xét trong ngôn ngữ HTML thì đoạn nội dung này sẽ có định dạng như bên dưới:
<a href=”https://abc.vn/dich-vu-seo/”>Dịch vụ SEO</a>
Để mà bạn có thể quy định được thuộc tính nofollow hay dofollow cho liên kết, bạn chỉ cần đặt thêm thẻ “rel” vào đằng sau liên kết. Thẻ rel=”nofollow” hoặc rel=”dofollow” sẽ khai báo cho con bọ Google biết tính chất thật sự của liên kết này.
Một ví dụ khác nữa là bạn muốn quy định tính chất của liên kết là nofollow, thì bạn hãy bỏ thêm thẻ rel=”nofollow” như bên dưới đây:
<a href=”https://abc.vn/dich-vu-seo/” rel=”nofollow”>Dịch vụ SEO</a>
Khi bạn viết chúng trong WordPress, bạn hãy vào chế độ chỉnh sửa HTML (text) để thực hiện được các thao tác trên một cách dễ dàng.
Chúng ta cần đặt bao nhiêu liên kết trong blog của mình?
Điều đó sẽ được dựa trên 45 tiêu chí của bài viết theo chuẩn SEO được xây dựng chúng tôi. Vậy nên bạn chỉ nên đặt 2 – 5 liên kết của nội bộ trong bài viết của mình mà thôi. Những liên kết nội bộ này nên được gắn mác thẻ dofollow, để các công cụ tìm kiếm Google đánh giá chủ đề của website bạn.
Ngoài ra, đối với các liên kết ngoài khác (Outbound link) bạn cũng nên để thêm vào đó một vài dẫn chứng để làm tăng mức độ liên quan với nội dung của bài viết đang được đăng tải trên website của bạn. Nếu được, bạn hãy để dạng dofollow đối với các website nào mà có điểm đánh giá DA cao cho hiệu quả.
Tỷ lệ backlink tối ưu mà SEOers mới cần nắm
Cho đến hiện tại, vẫn không có tỷ lệ liên kết nofollow và dofollow nào đạt chuẩn, được cho là là “tốt nhất”. Một số người nhận định rằng tỉ lệ 50/50 là hoàn toàn hợp lý nhưng cũng có những ý kiến khác về tỉ lệ nofollow và dofollow như 40/60 hay là 30/70 chẳng hạn.
Một một cuộc khảo sát của Alexa mang tính nghiên cứu đã diễn ra, tỷ lệ của những liên kế nofollow và dofollow của những website đã và đang thành công nhất thường sẽ xấp xỉ 25/75. Điều này cũng cho chúng ta thấy rằng các backlink đổ về có tỷ lệ cao hơn sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của website bạn. Nhờ có số lượng lớn dofollow backlink này, mức độ uy tín, đáng tin cậy của web được công cụ tìm kiếm Google đánh giá cao hơn cả.
Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp cho những SEOers mới bắt đầu vào nghề sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về nofollow và dofollow cách phân biệt và sử dụng trong SEO. Chúc bạn luôn thành công với các dự án SEO của mình nhé.