Phân tích doanh nghiệp

Thị trường thay đổi liên tục và ngày càng khốc liệt. Doanh nghiệp để tồn tại trong môi trường đầy cạnh tranh ấy thì bắt buộc phải tạo “hàng rào giáp sắt” bảo vệ mình. Và phân tích doanh nghiệp là công việc tiên quyết để xác định vị trí đang đứng của bản thân, từ đó mà có các chiến lược phát triển chuẩn.

Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị các kiến thức cần thiết của một chuyên gia phân tích doanh nghiệp.

Phân tích doanh nghiệp (Company analysis) là gì?

Phân tích kinh doanh là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá toàn diện về một doanh nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ nhằm hiểu rõ về tình hình hoạt động, vị trí cạnh tranh và tầm nhìn chiến lược của công ty đó. Từ đó, đề xuất các thay đổi và cung cấp giải pháp tạo ra giá trị cho các bên liên quan như cải thiện quy trình, phát triển chính sách mới và tham gia vào việc lập kế hoạch chiến lược.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?

Phân tích doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp là hai khái niệm khác nhau. Phân tích doanh nghiệp tập trung vào các khía cạnh toàn diện về hoạt động kinh doanh, bao gồm cả mô hình kinh doanh, chiến lược cạnh tranh, SWOT, MOST, PESTLE và các yếu tố kinh doanh hệ thống khác. Trong khi đó, phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các chỉ số tài chính, lợi nhuận, tình hình tài chính và hiệu suất tài chính của công ty.

Vì sao phải phân tích toàn diện doanh nghiệp?

  • Khi nào doanh nghiệp cần phân tích công việc

Phân tích doanh nghiệp cần được thực hiện định kỳ, đặc biệt là trong các trường hợp sau:

– Trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào một công ty.

– Khi muốn mở rộng hoạc tái cơ cấu doanh nghiệp.

– Để đánh giá hiệu quả của chiến lược cạnh tranh hiện tại.

– Khi gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

2.2. Lợi ích của phân tích doanh nghiệp

Với tốc độ sự phát triển công nghệ chóng mặt ngày nay, thị trường kinh doanh của thế kỷ 21 cũng thay đổi nhanh chóng và liên tục.Những đổi mới điều khiển cuộc sống và cách làm việc của chúng ta, và các doanh nghiệp bắt buộc phải có khả năng thích ứng với những thay đổi này nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau.

Bởi phân tích doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích như:

– Đánh giá chính xác vị trí cạnh tranh và thị trường của doanh nghiệp.

– Xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa (SWOT) của doanh nghiệp.

– Tạo ra các giải pháp và chiến lược hiệu quả để nâng cao hiệu suất kinh doanh.

– Đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh trên thị trường.

Các nội dung cần được đề cập khi báo cáo phân tích doanh nghiệp

– Khái quát tình hình doanh nghiệp: bao gồm các hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, đầu tư, quản trị doanh nghiệp và các ưu nhược điểm, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.

– Phân tích đặc điểm liên quan đến ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, các yếu tố tác động đến giá cả sản phẩm.

– Phân tích mức độ quan tâm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

– Đánh giá hoạt động tài chính, cả chi phí cung cấp sản phẩm, dịch vụ. So sánh với các đối thủ cạnh tranh (tương đồng) và tỷ lệ tăng giảm so với năm trước.

Từ đó, đưa ra dự đoán báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới.

Một công thức phân tích phổ biến để giải thích sự thay đổi vốn chủ sở hữu là:

ROE (Return on Equity) = Biên lợi nhuận ròng × Vòng quay tổng tài sản × Đòn bẩy tài chính

         = (Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân) x (Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu). 

Các loại phân tích, kỹ thuật được áp dụng trong phân tích doanh nghiệp

  • Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là mô hình quá quen thuộc với dân kinh doanh văn phòng. Đó là cụm từ viết tắt S (Strength) – Điểm mạnh, W (Weakness – Điểm yếu), O (Opportunities – Cơ hội) và  T (Threats – Thách thức). Mô hình này rất quan trọng luôn được áp dụng vào trong phân tích kinh doanh. Và nó cũng khá quan trọng trong khi xây dựng plan marketing.

Phân tích mô hình giúp xác định:

– Các điểm mạnh và điểm yếu của nội bộ công ty > phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu.

– Các cơ hội và mối đe dọa từ môi trường ngoài công ty > tận dụng cơ hội, tránh/giảm thiểu các mối đe dọa có thể xảy ra.

  • Phân tích MOST

MOST là mô hình giúp tổ chức xác định và hiểu rõ mục tiêu và kế hoạch của họ để đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh. 

MOST là từ viết tắt của 4 chữ: Mission, Objectives, Strategies và Tactics.

  • Phân tích PESTLE

Mô hình Pestle (hay được gọi là PEST) được các nhà phân tích kinh doanh sử dụng để đánh giá các yếu tố bên ngoài có khả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp và đề ra phương án giải quyết tối ưu các yếu tố đó. 

PESTLE là cụm từ viết tắt của 6 chữ: Political, Economic, Social, Technological, Legal và Environmental – Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Pháp lý và Môi trường. 

  • Ma trận CPM

Ma trận CPM (Competitive Profile Matrix) là mô hình giúp doanh nghiệp xác định các đối thủ cạnh tranh, tính toán trọng số để so sánh doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp đối thủ tương quan.

  • Phân tích Mô hình Kinh doanh BPM (Business Process Modelling)

Sơ đồ tư duy là một phương pháp phân tích kinh doanh vô cùng hữu ích, nó giúp chúng ta trực quan hóa về các nội dung, vấn đề dưới dạng các cấu trúc rẽ nhánh.

Công việc phân tích rất nhiều, nhờ công cụ này, bạn có thể trình bày rõ ràng, dễ dàng nắm bắt thông tin, hiểu sâu, tư duy logic nội dung; dễ dàng sửa chữa, bổ sung.

  • Sáu chiếc mũ tư duy

Khi cần thảo luận vấn đề quan trọng, các chuyên gia phân tích sẽ thành lập nhóm 6 người. 6 người – 6 chiếc mũ tư duy – mỗi chiếc mũ đại diện cho 6 cá thể, 6 vai trò, 6 loại tư duy khác nhau:

  • Màu trắng: liên quan dữ liệu, logic.
  • Màu đỏ: sử dụng trực giác, cảm xúc.
  • Màu đen: thể hiện quan điểm đối lập, tập trung vào các điểm yếu, rủi ro, nguy hiểm, thách thức.
  • Màu vàng: tập trung vào mặt tích cực, lạc quan; ưu điểm.
  • Màu xanh lá cây: đưa ra giải pháp sáng tạo, phát triển
  • Màu xanh lam: người lãnh đạo, kiểm soát quy trình, tổng quan về bức tranh toàn cảnh, đưa ra kế hoạch phát triển.
  • Phương pháp Sigma

Sigma là một kỹ thuật phân tích kinh doanh sử dụng một chuỗi câu hỏi, đều bắt đầu với từ “Tại sao?”, giúp nhà phân tích kinh doanh xác định nguồn gốc của vấn đề bằng cách liên tục đặt câu hỏi “Tại sao?” để đi sâu vào tình huống, nắm bắt nguyên nhân và hậu quả của vấn đề đang xảy ra, từ đó đưa ra những quyết định và hướng giải quyết sáng suốt và chính xác.

Kết luận

Phân tích doanh nghiệp là một quá trình quan trọng và không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp thành công. Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá toàn diện các khía cạnh vận hành, hiệu suất kinh doanh, môi trường thị trường và cạnh tranh, phân tích doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó tạo ra những quyết định chiến lược thông minh và đưa ra kế hoạch phát triển bền vững.

Qua những thông tin đã chia sẻ, hy vọng bạn đã nắm vững các kiến thức phân tích doanh nghiệp của một nhà phân tích thực thụ. Hãy để lại thông tin để nhận được tư vấn quy trình phân tích cho doanh nghiệp của bạn.