Có bao giờ bạn cảm thấy lạc lối trong việc lên kế hoạch cho các nội dung của bạn trên internet? Bạn có rất nhiều nội dung nhưng lại không biết triển khai khai thác từ nội dung nào, không biết sắp xếp các nội dung đó sao cho hợp lý. Để giúp bạn giải quyết nỗi lo đó, bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có thể tự lên content plan một cách thông minh và hiệu quả.
Content Plan là gì?
Content Plan hay kế hoạch nội dung là việc lên kế hoạch xác định các nội dung chi tiết, cụ thể sẽ được đăng tải, thời gian, địa điểm đăng.
Content plan cực kỳ quan trọng trong bất kỳ chiến lược nào. Content Plan tốt sẽ hấp dẫn được lượng khách hàng tiềm năng đến với mình, từ dó tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.
Nhưng
Tại sao phải xây dựng Content Plan?
Xây dựng Content Plan là cực kỳ quan trọng trong mỗi chiến lược tiếp thị của bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào, bởi vì:
- Tạo sự nhất quán: Nội dung bạn muốn truyền tải đa dạng vấn đề, không được sắp xếp theo trật tự. Mà một Content Plan hiệu quả sẽ đảm bảo các nội dung trong đội nhóm bạn truyền tải có sự nhất quán, có tổ chức. Điều này giúp thương hiệu uy tín gắn kết với khách hàng tiềm năng.
Hơn nữa, bạn sẽ biết cách phân chia nguồn lực cho mỗi nội dung công việc.
- Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Content Plan tốt sẽ tối ưu hóa quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian cũng như nguồn lực cho việc sản xuất nội dung. Có lịch trình, nhiệm vụ cụ thể, bạn sẽ không còn phải ngẫm nghĩ: hôm nay phải làm gì?
- Đạt được mục tiêu kinh doanh: Content Plan giúp đảm bảo rằng nội dung được phát triển đều hướng đến mục tiêu kinh doanh chung, từ đó tăng khả năng đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống content logic: Nội dung bạn cần truyền có thể rất nhiều, bạn sẽ không thể kiểm soát tất cả nếu không có sự sắp xếp, phân chia nội dung theo chủ đề.
Phân biệt Content Plan và Content Strategy
Content Strategy là một chiến lược nội dung tổng thể nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trong thời gian dài và marketing thông qua việc tạo nội dung và tương tác với khách hàng. Nó tập trung vào việc xác định mục tiêu kinh doanh, phân tích đối tượng khách hàng, xây dựng thông điệp thương hiệu, đề xuất các kênh phân phối và các phương tiện truyền thông phù hợp.
Còn Content Plan được triển khai dựa trên xương sườn – content strategy. Content plan xây dựng chi tiết từng bước hoạt động, sản xuất nội dung trong thời gian ngắn. Nó bao gồm việc xác định mục tiêu, lên lịch trình, phân chia công việc và lựa chọn kênh phân phối nội dung.
Song, content được xây dựng để từng bước hoàn thành Content Strategy.
Đây là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn, nhưng lại có mối liên kết bền chặt.
Các bước để tạo Content Plan
Để xây dựng một Content Plan đạt hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
Bước 1: Lập kế hoạch cho chủ các chủ đề nội dung
Đầu tiên, bạn cần trả lời câu hỏi Why (Tại sao) – Xác định rõ ràng mục tiêu và lý do xây dựng của nội dung. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi bài viết hoặc nội dung sẽ phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và thu hút đúng đối tượng khách hàng.
Xác định nội dung bạn đang xây dựng là hướng đến ai.
Hãy hiểu insight của khách hàng.
Bước 2: Lên ý tưởng cho chiến dịch và nội dung
Tiếp theo, hãy tập trung vào việc “What” (Gì) – Xác định các ý tưởng và thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải thông qua chiến dịch nội dung. Điều này đòi hỏi sáng tạo và đổi mới để thu hút sự chú ý và tạo sự gắn kết với khán giả.
- Điều gì tạo nên điểm nhấn của doanh nghiệp bạn?
- Các bạn đưa thông điệp đến với khách hàng như thế nào?
- Bạn xây dựng nội dung theo trình tự như thế nào?
Bước 3: Lên lịch đăng bài
Sau đó, hãy xác định “When” (Khi nào) – Lên lịch trình đăng bài viết và nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu và lợi ích của đối tượng khách hàng. Điều này giúp tối ưu hóa tương tác và đảm bảo mỗi bài viết đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Mục tiêu bài đăng? Đăng cái gì?
- Khi nào là thời điểm tốt nhất để đăng tải?
- Nội dung sẽ được hiển thị ở đâu> trên nền tảng nào?
Hơn nữa, tối ưu hóa thời gian đăng tải là điều quan trọng để thu hút sự chú ý của khán giả. Xác định thời điểm vàng để đăng tải mỗi bài viết dựa trên phân tích dữ liệu và thói quen truy cập của đối tượng khách hàng.
Bước 4: Phân công trách nhiệm
Khi đã lên kế hoạch, bạn đồng thời phải phân công trách nhiệm công việc để các thành viên nắm được nhiệm vụ cần hoàn thành (đối với nhóm nội bộ lớn).
Cần làm rõ nhiệm vụ, thời gian, nội dung công việc của từng người. Công bố lịch trình hàng tuần, hàng tháng để mọi người kịp thời nắm bắt những gì cần phải làm.
Nếu bạn hoạt động cá nhân thì hãy thuê thêm người để tiết kiệm thời gian.
Bước 5: Đăng tải nội dung theo lịch và kiểm tra, theo dõi nội dung thường xuyên.
- Công cụ được sử dụng để thực hiện Content Plan
- Calendar: thích hợp cho nhu cầu cá nhân, nhóm nhỏ. Sử dụng calendar để lên kế hoạch và quản lý việc viết bài và đăng nội dung theo từng giai đoạn và thời gian cụ thể. Lịch giúp đảm bảo nhất quán và đúng hạn trong việc phát triển nội dung.
- Excel: đây là công cụ khá phổ biến và giúp ích rất nhiều trong việc chia sẻ công việc trực quan.
- Công cụ quản lý dự án (Project Management Tool): đây là công cụ hỗ trợ phân chia công việc, giám sát tiến độ và quản lý thành viên tham gia trong quá trình thực hiện Content Plan, đảm bảo sự hiệu quả trong việc triển khai nội dung.
- Evernote: đây là ứng dụng được các tổ chức sử dụng phổ biến để notes lại các nhiệm vụ:
- Quản lý các ghi chú dự án
- Dễ dàng tạo to-do-list
- Lưu trữ, quản lý idea content.
- Công cụ phân tích dữ liệu (Analytics Tool): Analytics Tool được sử dụng để đo lường hiệu quả của nội dung đã sản xuất, từ đó điều chỉnh và cải tiến Content Plan trong các lần tiếp theo. Các công cụ này cung cấp thông tin về lượt xem, tương tác, mức độ ảnh hưởng của bài viết và giúp đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
- Công cụ tự động hóa (Automation Tool): một công cụ giúp bạn tự động đăng các bài viết lên các kênh và trên mạng xã hội. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và năng suất cho việc triển khai nội dung và đảm bảo sự nhất quán trong việc đăng tải.
Các nội dung cần chú ý khi lên content plan
Khi thực hiện Content Plan bạn cần xác định được:
- Mục tiêu: Mục tiêu kinh doanh và marketing mà Content Plan hướng đến là gì?
- Đối tượng khách hàng: Ai là đối tượng khách hàng mục tiêu? Nhu cầu, sở thích và hành vi tiêu dùng của họ như thế nào?
- Ý tưởng: Chiến dịch và nội dung sẽ truyền tải thông điệp gì đến khách hàng?
- Kênh phân phối: Nội dung sẽ được phân phối trên những kênh nào như trang web, blog, mạng xã hội, email marketing?
- Lịch đăng bài: Lên lịch trình đăng bài viết và nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu và lợi ích của đối tượng khách hàng.
- Mục tiêu bài đăng: Xác định rõ ràng mục tiêu của từng bài đăng và nội dung.
- Thời gian tốt nhất để đăng tải: Khi nào là thời điểm phù hợp nhất để đăng tải nội dung để tối ưu hóa tương tác với khách hàng.
- Phân công trách nhiệm: Xác định vai trò và trách nhiệm của từng thành viên tham gia trong việc triển khai Content Plan.
Tóm lại,
Xây dựng Content Plan có tác động trực tiếp đến mức độ hấp dẫn khách hàng của bạn. Bất kể bạn là ai, miễn bạn có content hấp dẫn, chạm đến “trái tim” khách hàng thì bạn cũng sẽ được đón nhận. Hãy tập trung xây dựng một kế hoạch phát triển nội dung thật hoàn chỉnh, chặt chẽ từ mặt nội dung đến hình thức.