Bạn cần giúp đỡ với chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội của mình? Bạn có biết cần những gì không? Mục tiêu sẽ chỉ đường cho chiến lược mạng xã hội của bạn để giúp bạn kết nối với khách hàng của mình. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ bạn cần những gì trong chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội của mình từ những ngày đầu tiên.
1. Tìm ra mục tiêu kinh doanh
Tất cả các phần nhỏ của chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội đều phục vụ mục tiêu ấy. Bạn không thể phát triển nếu không biết mục tiêu bạn đang phấn đấu là gì. Nghiên cứu những gì công ty bạn cần và quyết định làm thế nào để đạt được điều đó khi sử dụng mạng xã hội.
Bạn sẽ chắc chắn có những mục tiêu riêng, nhưng với một công ty thường có những mục tiêu sau quảng cáo thương hiệu, thu hút khách hàng và giảm phí quảng cáo. Tôi khuyên bạn nên chọn hai mục tiêu chính và hai mục tiêu phụ để tập trung vào. Có quá nhiều mục tiêu sẽ khiến bạn bị phân tán và cuối cùng chẳng được gì.
2. Xác định mục tiêu quảng cáo
Mục tiêu sẽ chẳng là gì nếu bạn không có thông số cụ thể định nghĩa mục tiêu. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tạo khách hàng và tăng doanh thu, bao nhiêu khách hàng và doanh thu bạn muốn tăng trước khi bạn coi mục tiêu đó là một thành công?
Mục tiêu quảng cáo định nghĩa làm thế nào để bạn đi từ điểm A (mục tiêu chưa đạt được) đến điểm B (mục tiêu đạt được thành công). Bạn có thể quyết định mục tiêu của mình với phương pháp SMART. Chọn mục tiêu Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (thực hiện được), Relevant (liên quan) và Time-bound (có thời gian kết thúc).
Sử dụng ví dụ trước của tôi, nếu mục tiêu của bạn là tăng khách hàng và doanh thu, một mụạn đi từ điểm A (mục tiêu chưa đạt được) đến điểm B (mục tiêu đạt được thành công). Bạn có thể quyết định mục tiêu của mình với phương pháp SMART. Chọn mục tiêu Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (thực hiện được), Relevant (liên quan) và Time-bound (có thời gian kết thúc).c tiêu quảng cáo cụ thể là tăng khách hàng 50%. Để đo được tiến trình, hãy chọn công cụ theo dõi và phân tích bạn cần.
Đặt mục tiêu quá cao để rồi thất bại không phải là ý hay. Nếu bạn đặt mục tiêu tăng doanh thu 1000%, khả năng cao là bạn không đạt được mục tiêu này. Chọn mục tiêu mà có thể đạt được, tính đến nguồn lực bạn có.
Nên dành thời gian cân nhắc xem mục tiêu của bạn có liên quan đến công ty không. Nếu bạn muốn được sự ủng hộ từ các giám đốc điều hành cấp C, đảm bảo mục tiêu của bạn liên quan đến tương lai của công ty.
Kèm theo bảng thời gian là điều nên làm. Bạn định khi nào sẽ đạt được mục tiêu? Tháng sau? Cuối năm nay?
Mục tiêu tăng khách hàng 50% có thể đã cụ thể, đo lường được, đạt được và liên quan, nhưng nếu bạn không đặt hạn cuối thực hiện mục tiêu, công sức, tài nguyên và sự tập trung của bạn có thể bị phân tán đi chỗ khác.
3. Xác định khách hàng tiềm năng
Nếu việc kinh doanh đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ lượng tương tác thấp trên mạng xã hội, thường là do họ không có bảng thông tin khách hàng chính xác.
Diện mạo người mua (Buyer persona) giúp bạn định hình và tập trung vào khách hàng tiềm năng, đúng nơi, đúng lúc, đúng thông điệp.
Khi bạn biết được độ tuổi, nghề nghiệp, lương, sở thích, khó khăn, trở ngại, thói quen, thứ họ thích, thứ họ ghét, của khách hàng tiềm năng, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn khi tập trung vào nhóm đối tượng này.
Bạn càng cụ thể, bạn càng được nhiều người nhắc đến hơn.
4. Tìm hiểu tình hình cạnh tranh
Với quảng cáo trên mạng xã hội, tìm hiểu tình hình cạnh tranh không những giúp bạn biết về hoạt động của họ, nó còn giúp bạn có cái nhìn khái quát về cái gì dùng được để bạn có thể thêm thắt phương pháp ấy vào công sức riêng của bạn.
Bắt đầu bằng cách liệt kê 3-5 đối thủ chính. TÌm hiểu xem họ sử dụng trang mạng xã hội nào và phân tích chiến lược của họ. Nhìn vào lượng fan, người theo dõi, mức độ thường xuyên đăng bài, khoảng thời gian đăng bài.
Chú ý tới loại thông tin họ đăng và bối cảnh của nó (hài hước, mang tính quảng cáo,…) và cách họ trả lời fan. Việc quan trọng nhất là nhìn vào lượng tương tác. Dù quản trị viên là người duy nhất có thể tính lượng tương tác, nhưng bạn vẫn có thể tự tìm hiểu.
Ví dụ, bạn đang nghiên cứu 20-30 bài đăng gần đây nhất. Lấy tổng số hoạt động tương tác và chia cho tổng số fan. (Hoạt động tương tác bao gồm lượt thích, bình luận, chia sẻ) Bạn có thể công thức này với tài khoản xã hội khác. Ví dụ với Twitter, bạn có thể tính số tweet và lượt thích)
Hãy nhớ rằng tính toán chỉ để giúp bạn có cái nhìn bao quát tình hình của đối thủ để bạn có thể so sánh mức độ cạnh tranh thôi.
5. Chọn kênh và chiến thuật
Nhiều hãng kinh doanh tạo tài khoản trên mọi mạng xã hội nổi tiếng mà không tìm hiểu mạng xã hội nào sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Bạn có thể tránh tốn thời gian vào những nơi sai lầm như thế bằng cách dùng thông tin từ diện mạo người mua để quyết định xem mạng xã hội nào phù hợp nhất.
Nếu kết quả cho ra rằng khách hàng bỏ 40% thời gian online trên Facebook và 20% trên Twitter, bạn đã biết được mạng xã hội chính và phụ bạn cần tập trung vào rồi đó. Khi khách hàng sử dụng một mạng xã hội cụ thể nào khác, đó là nơi bạn cần tập trung chứ không phải nơi khác.
Chiến thuật của bạn với mỗi kênh xã hội phụ thuộc vào mục tiêu của bạn những như cách hoạt động tốt nhất của mỗi mạng. Ví dụ, nếu mục tiêu là tăng khách hàng và mạng xã hội chính của bạn là Facebook, một vài chiến thuật hữu hiệu là đầu tư vào quảng cáo Facebook và chiến dịch quảng bá để thu hút sự chú ý của mọi người.
6. Tạo chiến dịch đăng bài
Thông tin và mạng xã hội có một mối quan hệ đặc trưng: không có thông tin hay, mạng xã hội vô dụng và không có mạng xã hội sẽ không có ai biết về các bài đăng của bạn. Sử dụng chúng để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Có 3 phần để có được một chiến dịch đăng bài thành công: loại thông tin, thời gian đăng bài và mức độ thường xuyên đăng bài.
Loại thông tin bạn nên đăng tùy thuộc vào dạng và bối cảnh. Dạng là cách bạn trình bày thông tin văn bản, ảnh, video, đường dẫn,…
Bối cảnh phù hợp với tiếng nói của công ty và các xu hướng. Bài đăng nên hài hước, nghiêm túc, cụ thể, mang tính giáo dục cao hay là sao?
Có nhiều bài nghiên cứu chỉ ra khoảng thời gian tốt nhất để đăng bài. Tuy nhiên, tôi nghĩ là chỉ nên tham khảo. Nhớ rằng, khách hàng của bạn rất đặc biệt nên bạn cần thử và tự tìm khoảng thời gian nên đăng,
Mức độ thường xuyên đăng bài cũng quan trọng như nội dung bạn chia sẻ. Bạn không muốn làm phiền mọi người phải không nào?
Để tìm được mức độ vừa phải đăng bài là rất quan trọng vì nó có nghĩa là càng nhiều lượng tương tác hơn hay càng nhiều lượt bỏ thích và bỏ theo dõi. Dùng Phân tích Facebook đã xem fan của bạn có online và tương tác với bài đăng không.
7. Tập trung kinh phí và tài nguyên
Để xem xét vốn cho quảng cáo trên mạng xã hội, nhìn vào những chiến thuật bạn từng chọn để đạt mục tiêu.
Tạo một danh sách chi tiết những công cụ bạn cần (giám sát mạng xã hội, quảng cáo qua email) dịch vụ bạn cần (thiết kế hình ảnh hay sản xuất video) và bất cứ quảng cáo nào bạn phải mua. Xếp cạnh nhau và tính tổng dự kiến để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về bạn đang đầu tư vào gì và nó ảnh hưởng thế nào đến kinh phí của dự án.
Nhiều người kinh doanh đặt mức kinh phí trước rồi chọn chiến thuật phù hợp kinh phí ấy. Tôi làm ngược lại. Tôi đặt chiến thuật trước rồi dự đoán kinh phí phù hợp. Nếu phí thực hiện chiến thuật của bạn vượt quá số kinh phí dự đoán, sắp xếp mức độ quan trọng với tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí ban đầu.
8. Phân chia vai trò
Biết được ai phụ trách cái gì tăng năng suất, tránh hiểu nhầm và làm cùng một việc. Mọi thứ có thể rối rắm ban đầu nhưng cùng với thời gian mọi người sẽ biết vai trò của họ và nhiệm vụ mỗi ngày họ phụ trách.
Khi ai cũng biết nhiệm vụ của mình, đó là lúc bắt đầu lên kế hoạch quá trình tiến hành. Bạn có thể lên kế hoạch hàng ngày hoặc hàng tuần. Tôi không nghĩ bạn nên theo tháng vì có rất nhiều thứ đột nhiên xảy ra và bạn sẽ tốn thời gian thích ứng với thay đổi mới.
Bạn có thể dùng công cụ Basecamp hay ActiveCollab để quản lý đội mình và chia nhiệm vụ cho từng thành viên. Công cụ này giúp bạn đỡ tốn thời gian hơn và giữ mọi thứ đúng trật tự.
Tạo một chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội hiệu quả để giúp bạn đạt được được mục tiêu là một thử thách thật sự. Như chúng tôi đề cập tuần trước trong bài đăng về các chiến lược đặt mục tiêu, nghĩ ra mục tiêu mạng xã hội cho nhóm quảng cáo cũng luôn luôn đầy rẫy khó khăn. Có nhiều mục tiêu chúng ta có thể tập trung vào như nhận biết thương hiệu, lượt tương tác, lượt truy cập, lượt đăng kí, vân vân.
Còn có thử thách trong việc tìm cách làm thế nào để các mục tiêu mạng xã hội trùng khớp với mục tiêu của toàn công ty. Vậy làm thế nào để chúng ta quyết định được mục tiêu trong năm tới?
Trong bài đăng này, tôi muốn chia sẻ một khuôn mẫu bạn có thể sử dụng để đảm bảo các nỗ lực quảng cáo trên mạng xã hội của bạn đang đi đúng hướng và có sức ảnh hưởng mạnh nhất.
Và chúng tôi luôn tìm những cách mới để cải thiện quá trình đặt mục tiêu. Vì vậy, các bạn hãy cứ tự nhiên chia sẻ ý tưởng, ý nghĩ của bạn về những cách bạn đã làm để đặt được chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội của riêng mình.
Hãy bắt đầu nào!
Bước 1: Đặt mục tiêu mạng xã hội trùng khớp với mục tiêu của công ty
Nếu ta muốn những nỗ lực quảng cáo trên mạng xã hội của chúng ta có sức ảnh hưởng lớn nhất, một việc rất quan trọng là nó phải trùng khớp với mục tiêu và giá trị của công ty.
Nếu ta đi theo các hướng khác nhau, rất khó để phát triển tới mục tiêu mà chúng ta cần.
“Không phải là vấn đề tài chính. Không phải là chiến lược. Không phải công nghệ. Mà là làm việc nhóm mới là lợi thế giúp bạn hơn đối thủ…
Nếu bạn có thể khiến mọi con người trong một tổ chức chèo thuyền cùng một hướng, bạn có thể làm chủ bất kì ngành công nghiệp nào, thị trường nào, thắng bất kì cuộc thi nào, bất kể lúc nào”
Nhớ lấy điều này, khi bạn đang đặt mục tiêu mạng xã hội, điều quan trọng là bạn nhìn được bức tranh toàn cảnh: mạng xã hội sẽ ảnh hưởng cả công ty như thế nào, hơn chỉ là tập trung vào mục tiêu mạng xã hội? Sau đó hãy tạo một bản đồ những mục tiêu top cao của công ty mà quảng cáo trên mạng xã hội có thể giúp ích được nhất.
Sau đây là một ví dụ để hiểu được việc này được áp dụng như thế nào…
Ví dụ: Đặt mục tiêu cho công ty Campfire
Top 3 mục tiêu của công ty Campfire cho năm 2017 là: Mở rộng hướng tới một phân ngành thị trường mới; Phát triển 3 tính năng hàng hóa trọng điểm; Cải thiện chỉ số đo lường độ hài lòng của khách hàng NPS của các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trọng điểm ở đây là phải đặt những mục tiêu mà những nhà sáng lập, điều hành và tổng công ty quan tâm tới và chỉ cho họ thấy mạng xã hội có thể giúp đạt được những mục tiêu ấy.
- Vậy, làm thế nào để mạng xã hội giúp ta đạt được mục tiêu của công ty? Để giúp Campfire mở rộng hướng tới phân ngành thị trường mới, ta có thể:
- Tìm hiểu và xây dựng mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn, những người có thể phát triển thông điệp cần truyền tải tới thị trường mới cần tập trung
- Hợp tác cùng những người có sức ảnh hướng lớn và các thương hiệu khác để tạo đòn bẩy và tăng khách hàng trong thị trường đang hướng tới
- Tạo và quảng cáo những nội dung bài đăng đã được đánh dấu thương hiệu mà có thể giúp công ty phát triển ở thị trường này và giúp công ty có được một vị trí đẹp trong thị trường này
Và để giúp công ty đạt mục tiêu phát triển 3 tính năng hàng hóa trọng điểm mới, ta có thể:
- Chạy chiến dịch quảng cáo trên mạng để quảng cáo sự kiện ra mắt sản phẩm
- Thu hút nhiều người biết đến và tăng lượng tương tác của những tính năng mới
Quan trọng là, cái mà quá trình này đang làm là lấy những mục tiêu quan trọng nhất với tổ chức và điều chỉnh mục tiêu mạng xã hội sao cho trùng nhau để thể hiện bạn đang giúp công ty đạt mục tiêu chính.
Thay vì nói, “Chúng tôi đang tập trung vào một chiến lược tìm tới những người có sức ảnh hưởng lớn vào quý này.” Bạn có thể nói: “Nhằm giúp công ty [đạt được mục tiêu cao nhất của công ty], chúng tôi đang xây dựng một chiến lược tìm tới những người có sức ảnh hưởng lớn.”
Còn nếu như công ty của bạn không có mục tiêu trọng điểm để phát triển cùng với mạng xã hội?
Nếu công ty không có mục tiêu rõ ràng để kết nối với mục tiêu mạng xã hội, hãy kết nối mục tiêu mạng xã hội với mục tiêu quảng cáo.
Sau đây là một số ví dụ về mục tiêu và số liệu mạng xã hội để bạn có thể tập trung vào mà khả năng cao sẽ trùng khớp với công việc quảng cáo:
- Tăng mức độ nhận biết thương hiệu Số lượng người theo dõi trên một trang, lượng tiếp cận của các bài đăng, lượt nhắc tới, lượt chia sẻ và lượt retweet.
- Tăng lượt truy cập vào trang web Lượt truy cập từ mạng xã hội, số lượt chia sẻ, tỉ lệ bỏ trang và số lượt bấm vào trên các bài đăng.
- Tăng lượng khách hàng tiềm năng Khách hàng tiềm năng mới thu thập từ mạng xã hội, số lượt tải về, số lượt nhấp vào những bài đăng dành cho khách hàng tiềm năng, và tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng từ mạng xã hội.
- Tăng doanh thu lượt đăng kí, doanh thu bán hàng hay doanh thu từ quảng cáo.
- Tăng tương tác thương hiệu lượt thích, lượt chia sẻ, bình luận trên mỗi bài đăng, lượt nhắc tới và lượt trả lời.
- Xây dựng một cộng đồng số bài đăng, lượt thích và bình luận trong các nhóm Facebook. Số người tham gia và số tweet từ những người tham gia trên Twitter. Số lượng người hoạt động thường xuyên trên các cộng đồng Slack.
- Khiến báo chí nhắc tới nhiều hơn Lượng tiếp cận, chia sẻ, nhắc tới tiềm năng, những người có sức ảnh hưởng nhắc tới những gì bạn đăng, và số người tìm hiểu và hỏi những câu hỏi liên quan đến công ty.
Tìm hiểu và học thêm về khách hàng của bạn. Số lượng cuộc hội thoại với khách hàng trên mạng xã hội, phản hồi và đóng góp, cải thiện trong bài đăng/sản phẩm từ những gợi ý đó.
Bước 2: Chia nhỏ mục tiêu thành từng chiến thuật cụ thể
Một khi đã chuyển được mục tiêu của công ty thành mục tiêu mạng xã hội, bước tiếp theo là làm một bản đồ những hành động cần thực hiện để đạt mục tiêu đã đặt ra.
Hãy quay lại ví dụ từ bước 1.
Nếu mục tiêu công ty của Campfire là mở rộng tới phân ngành thị trường mới, và chúng ta đặt mục tiêu mạng xã hội là tìm hiểu và xây dựng mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn cùng các thương hiệu trong thị trường đó làm thế nào để ta chia nhỏ thành các chiến thuật cụ thể để hành động?
Sau đây là một cách chúng ta có thể tiếp cận:
- Tạo một danh sách 100 người có sức ảnh hưởng lớn nhất với đối tượng đang hướng tới mà dễ chấp nhận những bài đăng được tài trợ
- Nhắn tin riêng với từng người để xem họ có hứng thú hợp tác với mình không
- Tạo một bài đăng được tài trợ với 1 thương hiệu hoặc người có sức ảnh hưởng lớn mỗi tháng
Bây giờ chúng ta có thể trực tiếp thấy mạng xã hội có thể ảnh hưởng tới mục tiêu của công ty như thế nào. Các chiến lược cụ thể bạn sẽ dùng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, khách hàng, thị trường, sản phẩm và các yếu tố khác. Và bạn có thể điều chỉnh kế hoạch trong khi thực hiện khi bạn bắt đầu nhận được phản hồi và thấy được kết quả của từng chiến lược.
Bước 3: Sắp xếp mức độ ưu tiên kế hoạch của bạn
Mỗi nhóm quảng cáo, dù lớn nhỏ, đều có nguồn lực có hạn. Do đó, việc sắp xếp mức độ ưu tiên là rất cần thiết cũng như tạo kế hoạch quảng cáo cho họ.
Làm thế nào để chọn được cái nào để ưu tiên?
Một cách tiếp cận tôi thấy vô cùng hữu hiệu và trực quan là Giá trị VS Sự phức tạp.
- Đánh giá giá trị mỗi chiến lược mang lại cho công ty
- So sánh với công sức mà mỗi chiến lược đòi hỏi phải có và mức độ phức tạp để tiến hành
- Sắp xếp mức độ ưu tiên đối với những chiến lược có giá trị lớn nhất mà đòi hỏi ít công sức nhất, ít phức tạp nhất
Không thể nào đoán trước được chính xác số thời gian và công sức mà mỗi chiến lược đòi hỏi hay đo lường chính xác giá trị mỗi chiến lược. Vì vậy, các bạn hãy cố gắng đoán có cơ sở và đừng cố tìm kiếm sự hoàn hảo.
Bước 4: Phân công công việc và đặt hạn chót
Khi đã sắp xếp ưu tiên các chiến lược, bạn cần lên kế hoạch đạt mục tiêu, bước tiếp theo là thêm hai yếu tố vào mỗi chiến lược:
- Phân công công việc Ai sẽ làm và chịu trách nhiệm phần nào?
- Đặt hạn chót Bạn cần mỗi việc hoàn thành lúc nào?
Quay trở lại ví dụ Campfire, bước này được thực hiện như sau:
– Tìm 100 người có sức ảnh hưởng lớn trước ngày 1 tháng 2
– Liên lạc với 100 người có sức ảnh hưởng trước ngày 20 tháng 2
– Sắp xếp một bài đăng được tài trợ trước ngày 30 mỗi tháng
Bước 5: Phân tích và điều chỉnh kế hoạch
Cuối cùng, sau khi đã đặt ra kế hoạch, một việc quan trọng là điều chỉnh mục tiêu và chiến lược trong lúc thực hiện. Nếu có điều gì không phải, các bạn có thể thay đổi cho phù hợp hơn. Mỗi kế hoạch là một chuyến đi. Bắt đầu bằng định hướng, sau đó chọn đường đi, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo đi đúng đường, và luôn vui vẻ trên chuyến đi đó.