Đánh giá hiệu quả SEO là gì?
Đánh giá hiệu quả SEO là dựa những số liệu mà các SEOer sử dụng để đo lường hiệu quả SEO trên website. Nhờ đó, họ có thể hiểu được mức độ hiệu quả của từng chiến dịch, theo dõi mọi thay đổi và chỉnh sửa để chiến lược được hoàn thành hiệu quả nhất.
Vì sao phải thực hiện đo lường đánh giá hiệu quả SEO?
Đây là một việc quan trọng trong chiến dịch SEO. Có rất nhiều điều cần quan tâm trong một chiến dịch, vì vậy việc xây dựng hệ thống KPI đo lường và đánh giá hiệu quả SEO là một điều rất cần thiết để đảm bảo chiến dịch đạt thành công.
Có rất nhiều số liệu để bạn theo dõi một chiến dịch SEO. Google sử dụng các yếu tố xếp hạng trong thuật toán của mình. Vì vậy bạn nên thiết thiết các chỉ số nào quan trọng nhất để theo dõi và đo lường.
Các chỉ số đánh giá SEO hiệu quả
Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic)
Organic Traffic là chỉ số đánh giá SEO quan trọng sau mỗi chiến dịch tối ưu website. Lưu lượng truy cập tự nhiên, là những lượt truy cập của khách hàng thông qua việc nhấp vào hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Nếu lương lượng truy cập của bạn cao đây là một tín hiệu về sự hiểu quả của chiến dịch SEO. Khi nội dung web bao gồm các từ khóa thường xuyên khớp với những điều mà người dùng đang tìm kiếm, website có khả năng xuất hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Từ đó, bạn có thể check traffic website để xem xét kỹ hơn lưu lượng truy cập của mình, bao gồm tổng số lượt truy cập và nguồn (ví dụ: truy cập trực tiếp, truy cập giới thiệu, trả tiền, xã hội và tìm kiếm).
Nguồn truy cập (Traffic By Source)
Đây là chỉ số giúp cho bạn biết được người dùng truy cập website từ đâu. Qua đó giúp bạn xác định được đâu là nguồn truy cập vào website nhiều nhất và chất lượng nhất để đưa ra những kế hoạch phù hợp.
- Organic search: Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó và và website của bạn được hiển thị trong kết quả tìm kiếm, người dùng nhấp vào đẽem website.
- Direct: Lượng người dùng truy cập trực tiếp bằng link vào website của bạn mà không thông gia bất kỳ kênh nào khác.
- Email: Lượng người dùng vào website của bạn sau khi nhấp vào link trong email mà bạn gửi cho họ.
- Social: Lượng truy cập người dùng vào website của bạn thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, …
- Referral: Lượng truy cập vào website của bạn thông qua đường dẫn giới thiệu từ website khác.
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
Tỷ lệ nhấp là chỉ số thể hiện phần trăm người dùng đã nhấp vào trang web của bạn từ kết quả của công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: CTR của bạn là 5% nếu trang web của bạn xuất hiện trên trang kết quả 50 lần trong một tuần và 10 người đã nhấp vào trang đó.
Sử dụng số liệu để đánh giá mức độ hiệu quả của thẻ tiêu đề và mô tả meta trong việc thu hút, tạo sự chú ý của người dùng.
Nếu tỷ lệ CTR thấp bạn đừng nản lòng, điều đó chỉ có nghĩa là bạn cần tối ưu hóa mô tả meta, tiêu đề, URL và cố gắng lấy một số đoạn mô tả nổi bật có liên quan đến doanh nghiệp của bạn.
Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
Một trong những chỉ số tiếp theo dùng để đánh giá hiệu quả SEO là Bounce Rate.
Đây là số liệu tương đối cho bạn biết tỷ lệ người dùng truy cập vào web nhưng thoát ra nhanh trong thời gian ngắn. Đối với công cụ tìm kiếm, tỷ lệ thoát trang là một yếu tố đánh giá chất lượng website .
Khi tỷ lệ thoát trang web của bạn quá cao, Google sẽ hiểu rằng website đang không hữu ích đối với người dùng. Vì vậy bạn cần tối ưu nội dung, phù hợp với người dùng và những tiêu chí goolge, đừng để những nỗ lực về SEO của bạn trở nên công cốc khi người dùng chẳng ở lại lâu trên trang web.
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
Là chỉ số cho bạn biết có bao nhiêu lượt chuyển đổi trên tổng số người truy cập.
Ví dụ có 50 người truy cập vào website trong một ngày và có 10 người liên hệ mua hàng. Tỷ lệ CR sẽ là 5%
Một chiến dịch SEO được xem là hiệu quả và thành công là khi đem lại lượng khách hàng đáng kể cho doanh nghiệp.
Dù tự làm hay thuê dịch vụ SEO bên ngoài, doanh nghiệp mong muốn website đạt thứ hạng cao trên trang nhất Google và việc bán nhiều hàng. Nhưng với tỷ lệ chuyển đổi CR thấp thì chiến dịch SEO chưa tối ưu hiệu quả.
Thời gian trên trang
Đây là chỉ số thể hiện thời gian trung bình của người dùng tương tác trên trang của bạn. Thời gian trên trang càng cao đồng nghĩa với nội dung website của bạn hấp dẫn và có sức hút với người dùng. Dù với bất kỳ lý do nào, khi người dùng ở lại lâu trên trang của bạn, trang web được Google chú ý và ưu tiên hơn.
Các công cụ tìm kiếm luôn chú trọng đến tối ưu trải nghiệm người dùng. Khi khách hàng có thời gian lưu lại trên web lâu. Điều này chứng tỏ quá trình xây dựng nội dung và tối ưu SEO đang được thực hiện rất tốt.
Số lượng backlink
Chiến lược xây dựng liên kết rất quan trọng trong SEO vì thuật toán của Google xem xét số lượng và chất lượng của backlink để đánh giá độ tin cậy của một website. Website có số lượng backlink lớn và chất lượng hơn những gì đối thủ cạnh tranh của bạn, Google sẽ xếp hạng trang của bạn cao hơn. Tuy nhiên, chi phí SEO dành cho backlink là cực kỳ khổng lồ mới có thể
Thứ hạng từ khoá
Theo dõi thứ hạng từ khóa, giúp bạn xác định được website có thứ hạng cao hay thấp trong công cụ tìm kiếm.
Chỉ số này thường được chọn để đánh giá hiệu quả SEO. Thứ hạng từ khóa càng cao thì càng tốt. Bạn cũng có thể tối ưu LSI Keyword và từ khóa biến thể để tăng khả năng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm nhé!!
Công cụ đo lường hiệu quả SEO
Ahrefs
Là một trong những công cụ hổ trợ cho SEO tốt nhất hiện nay. Công vụ hổ trợ dùng để nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng và kiểm tra trang web…
Ngoài một số tính năng nổi bật của Ahrefs đó là giúp bạn có dễ dàng theo dõi và phân tích backlink. Bạn có thể biết kiểm tra website của bạn có bao nhiêu backlink và đến từ những trang web nào. Đồng thời, còn giúp bạn kiểm tra backlink mới, các backlink bị lỗi và các backlink gãy cần loại bỏ. Tuy nhiên, chi phí SEO bỏ ra để mua 1 tài khoản ahref khá cao, khoảng 1000 USD/ 1 năm.
Google Analytics
Đây cũng là một công cụ miễn phí của Google giúp bạn hiểu được hành vi của người dùng và thống kê lượt truy cập website của khách hàng. Từ đó việc hiểu được người dùng và website của mình giúp bạn xây dựng chiến lược tối ưu hiệu quả.
Google Search Console
Đây là một công cụ miễn phí giúp theo dõi, duy trì và khắc phục các vấn đề cả về của website. Thông qua báo cáo Google Search Console, bạn sẽ kiểm tra được trạng thái lập chỉ mục, theo dõi lượng truy cập website, tỷ lệ clickvà tạo sitemap,… Từ đó cho phép bạn tối ưu và cải thiện website để có hiệu suất tốt hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Kiểm tra trang web SEO
SEO Site Checkup sẽ hiển thị một báo cáo những điểm tốt và chưa tốt về SEO trên website của bạn. Ở những phần đánh giá chưa tốt sẽ có hướng dẫn điều chỉnh giúp bạn có thể tối ưu hóa và nâng cao vị trí xếp hạng website của bạn.
Công cụ này còn giúp bạn kiểm tra bảo mật và đánh giá tính khả dụng trên thiết bị di động.
Kết luận