Marketing tổng thể là một chiến lược kinh doanh được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Dù bạn là chủ doanh nghiệp hay các Marketer thì cũng cần phải nắm rõ về mô hình này. 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích liên quan đến mô hình Marketing tổng thể. Hiểu và áp dụng một cách thành thạo các thành phần trong mô hình này sẽ gúp cho bạn có những chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững nhất. 

 

Marketing tổng thể là gì?

Marketing tổng thể là một chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách toàn diện. 

blank

Marketing tổng thể ( tên tiếng anh là Holistic Marketing Strategy) là một chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách toàn diện bao gồm nhiều mặt từ vị trí thương hiệu đến xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Marketing tổng thể bao gồm hai phần: marketing truyền thống và marketing online.

Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì marketing online mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn do đó các doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Một Chiến lược marketing tổng thể cần đáp ứng được các yếu tố sau:

  • Nghiên cứu, phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh
  • Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, tiềm năng
  • Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp
  • Hiểu rõ được những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt
  • Kiểm tra , theo dõi và đánh giá kết quả trong suốt quá trình hành thực hiện mục tiêu

Thành phần

Để áp dụng hiệu quả chiến lược Marketing tổng thể vào phát triển doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu rõ về các thành phần chính của mô hình này. Hiểu rõ về các thành phần để doanh nghiệp có được một chiến lược phát triển đầy đủ nhất.

blank

Marketing tích hợp

Marketing tích hợp ( marketing tổng hợp) là sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất với nhau trong các hoạt động truyền thông.

Chiến lược này yêu cầu sự nhất quán và cùng nhau thực hiện của tất cả các bộ phận nhằm chuyển giao thông điệp một cách cụ thể, rõ ràng đến khách hàng.

Marketing tích hợp ( tổng hợp) là một công cụ truyền thông được áp dụng trong mô hình Marketing mix và cụ thể là thành phần promotion ( xúc tiến thương mại).

Các công cụ truyền thông của marketing tích hợp bao gồm:

  • Quảng cáo: 

Là phương pháp sử dụng các phương tiện truyền thông để giới thiệu về chức năng, mẫu mã..của sản phẩm để khách hàng biết đến sản phẩm. Sự lặp đi lặp lại của một quảng cáo sẽ giúp khách hàng ghi nhớ và tò mò dùng thử sản phẩm.

Hoạt động này mặc dù mang lại hiệu quả tuy nhiên nó chỉ mang tính chất một chiều đó là doanh nghiệp truyền tải thông tin đến khách hàng mà không mang lại sự tương tác với khách hàng.

  • Marketing trực tiếp:

Marketing trực tiếp là thông qua các công cụ như điện thoại di động, email để truyền tải thông tin đến khách hàng ( không phải người).

Một số hình thức của marketing trực tiếp có thể nói đến như: Catalog marketing, direct- Mail marketing và telemarketing.

  • Khuyến mãi:

Khuyến mãi là một hình thức marketing giúp khơi gợi nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Các hình thức như giảm giá, tặng voucher, tặng quà, mua hai tặng 1…là những chương trình khuyến mãi mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng.

Hoạt động này kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng tuy nhiên chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn, do đó phương pháp này không hiệu quả nếu muốn xây dựng thương hiệu lâu dài.

  • Quan hệ công chúng (Public Relations)

Các hình thức PR thường hay sử dụng như họp báo, ra mắt sản phẩm, PR qua báo chí ( dân trí, kênh 14, CafeF…), người đại diện có tầm ảnh hưởng…. đều nhằm một mục đích là để khách hàng biết đến rầm rộ và thể hiện được chất lượng của sản phẩm.

  • Bán hàng 

Đây là một công cụ để tạo ra cuộc trao đổi giữa khách hàng với nhận viên bán hàng để có thể giới thiệu về tính năng, công dụng của sản phẩm và thuyết phục khách hàng.

Ưu điểm của hình thức này là tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng, lắng nghe trực tiếp về những vấn đề, khó khăn mà khách hàng đang gặp phải. Khách hàng sẽ có ấn tượng tốt và niềm tin với sản phẩm nếu như nhân viên bán hàng giải quyết được vấn đề của họ

Marketing xã hội

Marketing xã hội là một phần của marketing tích hợp. Hiểu đơn giản thì đây là một hình thức marketing mà sử dụng một phần tiền thu được để phục vụ cho cộng đồng ( ví dụ như từ thiện, quyên góp, tài trợ học bổng…) hoặc cũng có thể tạo ra những sản phẩm để phát triển xã hội.

Một ví dụ điển hình của marketing xã hội là Công ty sữa Vinamilk đã thực hiện chiến dịch “Qũy sữa vươn cao Việt Nam” đã trao tặng 10 tỷ đồng và 1 triệu ly sữa cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch covid năm 2021 vừa qua. Nhờ những hoạt động vì cộng đồng này mà vinamilk luôn là thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam.

Marketing xã hội sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ với cộng đồng và hướng tới phát triển bền vững hơn.

Marketing quan hệ

Marketing quan hệ nhằm mục đích duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng.

Thông qua việc lắng nghe, ghi nhận những phản hồi và ý kiến của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để có kế hoạch thay đổi nhằm làm hài lòng khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài với khách hàng là trọng tâm của các doanh nghiệp vì nó tác động trực tiếp đến sự tồn tại hay lụi tàn của một công ty.

Bên cạnh hướng tới khách hàng, doanh nghiệp cũng cần duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác như: nhà cung cấp, nhà sản xuất, người lao động, nhà phân phối và các tổ chức khác có liên quan tới quy trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

Marketing nội bộ

Marketing nội bộ là tạo dựng mối quan hệ với nhân viên, công tác viên, đối tác….trong nội bộ doanh nghiệp.

Một số hình thức marketing nội bộ như: cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nội bộ công ty, truyền thông nội bộ, đào tạo nhân viên, trao đổi qua email, video tương tác….

Chỉ khi có sự đồng lòng và nhất quán trong nội bộ công ty thì khách hàng mới có sự tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.

Ý nghĩa

Marketing tổng thể đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh và phát triển thương hiệu. Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.

blank

Tiếp cận khách hàng tiềm năng

Triển khai chiến lược marketing tổng thể sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Thấu hiểu insight người tiêu dùng là một điều cực kỳ quan trọng và là chìa khóa nếu muốn tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Từ việc hiểu người dùng, công ty sẽ có kế hoạch tiếp cận và truyền thông phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tăng hiệu quả truyền thông

Marketing tổng thể giúp cho doanh nghiệp biết được xu hướng, sở thích của khách hàng khi tiếp nhận quảng cáo, kênh tiếp thị nào có thể tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp có chiến lược truyền thông hiệu quả, đánh đúng trọng tâm và nhu cầu của khách hàng.

Tiết kiệm chi phí

Marketing tổng thể được xem là hình thức marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tốn ít ngân sách hơn.

Việc tập trung vào các chiến lược marketing hiệu quả sẽ lan tỏa hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp từ đó có thể tối ưu chi phí và giúp tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu công ty

Bằng cách triển khai chiến lược Marketing tổng thể, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nhiều khách hàng biết đến. Nếu có tầm nhìn chiến lược trong kế hoạch marketing tổng thể hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có được một vị trí trên thị trường và đó cũng là cơ hội để cạnh tranh với các đối thủ khác.

Hình thức Marketing

Hiện nay có nhiều hình thức để áp dụng mô hình Marketing tổng thể nhưng phổ biến nhất là hình thức Marketing truyền thống và Marketing online.

blank

Marketing tổng thể bao gồm hai phần: Marketing truyền thống và Marketing online

Marketing truyền thống:

  • Quảng cáo ngoài trời

Hình thức quảng cáo ngoài trời đã được sử dụng từ lâu đời và dễ nhận thấy nhất là quảng cáo trên ô tô, xe máy, xe buýt, LCD/frame trong thang máy, các biển hiệu…

Phương pháp này sẽ tiếp cận khách hàng khi họ ở ngoài đường dó đó cần thiết kế các mẫu quảng cáo ấn tượng để thu hút được sự chú ý của khách hàng về sản phẩm .

Ưu điểm của phương pháp này là tiếp cận trên diện rộng, tốn ít chi phí quảng cáo tuy nhiên hạn chế đó là khó tạp trung vào đối tượng mục tiêu do đó hiệu quả chuyển đổi mang lại không cao.

  • Quảng cáo báo chí

Hiện nay, hình thức quảng cáo báo chí vẫn được doanh nghiệp sử dụng. Khi được nhắc đến hoặc xuất hiện trên những tờ báo uy tín, có nhiều độc giả trung thành ( báo dân trí, kênh 14…) thì khả năng tiếp cận với khách hàng qua hình thức này cũng mang lại hiệu quả khá cao.

Bên cạnh đó còn tăng độ uy tín và mức độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.

  • Quảng Cáo Qua Điện Thoại

Quảng cáo qua điện thoại ( Telesales) vẫn đóng một vai trò nhất định trong các hình thức quảng cáo truyền thống.

Telesale thường được sử dụng để tư vấn, giới thiệu và thuyết phục khách hàng trải nghiệm sản phẩm hoặc dùng để giải đáp thắc mắc khách hàng nhanh chóng.

Một số ngành hàng áp dụng hình thức quảng cáo qua điện thoại có thể nhắc tới như ô tô, bất động sản, dịch vụ công nghệ, chứng khoán…

Telesale giúp tìm kiếm và xây dựng một danh sách khách hàng tiềm năng để doanh nghiệp có thể khai thác.

Điều quan trọng nhất của hình thức này đó là cách trao đổi giữa tư vấn viên với khách hàng. Phải chứng minh được độ uy tín, khéo léo tạo ra một cuộc trò chuyện để có được ấn tượng tốt từ khách hàng.

  • Gửi danh thiếp 

Danh thiếp được dùng để giới thiệu về tên, thương hiệu và sản phẩm đang cung cấp cho khách hàng. Đây là một bí quyết bán hàng để có được những cuộc trao đổi mua hàng giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Bằng cách gửi name card như một cách để tạo ấn tượng chuyên nghiệp, khách hàng có thể liên hệ để tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ bất cứ khi nào có nhu cầu.

Hiện nay, gửi danh thiếp không còn quá phổ biến bởi vì đã có nhiều hình thức quảng cáo hiệu quả hơn nhưng thông qua tấm danh thiếp, khách hàng sẽ cảm nhận được tính chuyên nghiệp và uy tín của thương hiệu.

  • Tổ chức Activation

Nhắc tới marketing truyền thống không thể thiếu được Brand activation vì nó mang lại hiệu quả cao trong chiến dịch truyền thông.

Bằng cách tổ chức các hội chợ, triển lãm để quảng bá hình ảnh thương hiệu, khách hàng sẽ dễ dàng bị thu hút hơn bởi không khí của các hoạt động này mang lại.

Khi chạy activation sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác thú vị, nhộn nhịp đồng thời tạo cơ hội để khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm. Điều này sẽ giúp kích thích nhu cầu mua hàng cao hơn từ đó đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Dễ thấy nhất là khi chúng ta đi siêu thị, sẽ có những bạn mời bạn sử dụng thử đồ ăn, đồ uống hay các hội chợ…. đều là một trong những hoạt động của Activation.

  • Tri ân khách hàng

Tri ân khách hàng được như một hoạt động để gia tăng niềm tin và duy trì mối quan hệ bền chặt của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đồng thời, hình thức tri ân này còn giúp truyền thông về thương hiệu, mở rộng quy mô hơn.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được khách hàng trung thành vì doanh thu từ nhóm đối tượng này mang lại là cực kỳ cao chiếm % lớn nhất trong tổng doanh thu trong khi đó chi phí truyền thông lại thấp hơn rất nhiều.

Trên đây là các hình thức quảng cáo phổ biến của Marketing truyền thống. Mặc dù thời đại ngày nay đang phổ biến Marketing online hơn nhưng chúng ta không thể loại trừ marketing truyền thống. Kết hợp cả hai hình thức online và offline sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lược Marketing tổng thể của mình từ đó đem lại hiệu quả cao nhất.

Marketing online

Sự phát triển của internet là một điều kiện để doanh nghiệp chuyển dịch từ hình thức Marketing truyền thống sang Marketing online. 

Vậy marketing online là gì? Có những hình thức marketing online nào? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay dưới đây:

Marketing online là hình thức marketing sử dụng mạng internet, các phương tiện điện tử vào việc nghiên cứu, phân tích thị trường từ đó đề ra cách chiến lược truyền thông nhằm một mục đích đó là đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Các kênh Marketing online hiệu quả:

  • Search ( SEO/SEM)

SEO hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là quá trình tối ưu nội dung, trang web để có vị trí xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm ( google, bing,…)

Hiện nay Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất, chiếm 79,77% thị phần trong tổng các công cụ tìm kiếm khác. Khi website của doanh nghiệp bạn được nằm ở trang đầu trên Google hoặc công cụ khác thì khả năng tiếp cận với nhu cầu khách hàng là cực kỳ cao.

SEO là một hình thức không thể thiếu trong chiến lược Marketing tổng thể.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có SEM- Search Engine Marketing. SEM bao gồm nhiều hoạt động bao gồm SEO, nghiên cứu từ khóa, phân tích thị trường và các công cụ khác để mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất.

Cả hai hình thức quảng cáo SEO và SEM đều mang lại hiệu quả cực kỳ cao và luôn được sử dụng để triển khai chiến lược marketing hiệu quả.

Sử dụng email để tiếp thị đã không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp trong việc giới thiệu sản phẩm và duy trì mối liên hệ với khách hàng.

Tiếp thị qua email được hiểu là sử dụng email để gửi thông tin về sản phẩm, dịch vụ thường là các chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới, giảm giá để tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Để có được Email khách hàng, các doanh nghiệp thường sử dụng các Popup trên Website với CTA như : đăng ký ngay”, “đăng ký nhận khuyến mãi”, “đăng ký thành viên”… Sau khi đã có được danh sách khách hàng tiềm năng doanh nghiệp sẽ tiến hình tiếp thị.

Affiliate Marketing còn được gọi là tiếp thị liên kết, tức liên kết với một bên thứ 3 ( trung gian).

Hình thức phổ biến nhất của tiếp thị liên kết là thuê các cá nhân có tầm ảnh hưởng, các blogger nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ trả hoa hồng cho họ khi có khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.

Ví dụ như những blogger, youtuber thường gắn link sản phẩm để liên kết tới trang web mua hàng. Mỗi lượt click vào đường link thì các cá nhân này đều được nhận hoa hồng từ người thuê.

Vẫn là câu nói cũ “Content is King” do đó tiếp thị qua hình thức này luôn mang lại hiệu quả. Bằng cách tạo ra nội dung thú vị và có giá trị, doanh nghiệp sẽ thu hút và thuyết phục khách hàng trải nghiệm sản phẩm.

Hình thức content Marketing – Tiếp thị nội dung có mặt ở khắp mọi nơi, ở đâu có khách hàng thì ở đó có nội dung do đó khả năng tiếp cận của Content marketing là rất cao.

Các hình thức tiếp thị nội dung phổ biến như: Đăng bài lên các trang web, fanpage, tạo video lên youtube, facebook, tài liệu sách điện tử, podcast…

Content marketing có mối liên hệ mật thiết với các hình thức quảng cáo khác đặc biệt là Social Media và SEO

Social Media là một hình thức tiếp thị truyền thông phổ biến và quen thuộc nhất. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Những kênh truyền thông qua Social Marketing nổi tiếng là Youtube, facebook, Instagram, landing page, website và các hình thức quảng cáo khác.

Các doanh nghiệp nên ưu tiên hình thức Marketing online qua social media để tiếp cận được với nhiều nhóm khách hàng.

Các bước xây dựng

Để áp dụng được chiến lược Marketing tổng thể, các doanh nghiệp có thể áp dụng theo công thức R-S.T.P-MM-I-C. Hãy cùng đi tìm hiểu về công thức này cùng chúng tôi.

anh-nhan-su-binh-the-gioi-marketing-7.png

Để lập kế hoạch cho một chiến lược Marketing tổng thể, các doanh nghiệp có thể áp dụng công thức R-S.T.P- MM-I-C để xây dựng chiến lược. Cụ thể, có 5 bước như sau: 

Reseach- Nghiên cứu

Để đưa ra một kế hoạch marketing tổng thể thì việc đầu tiên cần làm đó là nghiên cứu.

Ở bước này, tiến hình nghiên cứu 3 yếu tố sau:

  • Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ

Để đưa sản phẩm đến tay người dùng thì trước hết bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm của mình, hiểu về tính năng, công dụng, thành phần… Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu những yếu tố trên thì không đủ để thuyết phục khách hàng.

Trên thị trường có vố số sản phẩm đến từ những thương hiệu khác nhau có cùng công dụng, chức năng, vậy làm sao để khách hàng lựa chọn bạn.

Do đó, hiểu ở đây không đơn giản là hiểu về mẫu mã, chức năng…mà còn phải hiểu được điểm vượt trội của sản phẩm của bạn so với đối thủ là gì, điều gì ở đối thủ không có.

  • Nghiên cứu khách hàng

Xác định đúng khách hàng mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo chiến lược marketing đánh đúng trọng tâm.

Để xác định được khách hàng mục tiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, sở thích, nhân khẩu học….

Không chỉ xác định mà chúng ta còn phải nghiên cứu và phân tích kỹ từng nhóm khách hàng. Chỉ khi thấu hiểu được nhu cầu thì mới tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ làm hài lòng khách hàng.

  • Nghiên cứu doanh nghiệp

Hiểu rõ ưu điểm và những hạn chế của mình là điều cần thiết trước khi thực hiện bất cứ chiến lược marketing nào.

Cần phân tích điểm mạnh để phát huy, nhận ra hạn chế để nâng cấp và tối ưu hơn nữa. Bên cạnh đó, hiểu đúng khả năng của doanh nghiệp sẽ giúp cho các marketer có được kế hoạch phù hợp ( ngân sách, nguồn lực,…)

  • Nghiên cứu đối thủ

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” luôn đúng trong mọi hoàn cảnh và trong kinh doanh cũng vậy. Hiểu rõ đối thủ để biết được họ đang có những chiến lược nào, ưu điểm ra sao và điều gì ở đối thủ mà bạn không thích.

Khi nghiên cứu đối thủ sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn bao quát hơn trên thị trường, học hỏi những điều tốt mà công ty mình chưa có.

Chỉ khi hiểu rõ đường đi của đối thủ thì bạn mới có kế hoạch để “đánh trả” và giành cơ hội thắng cao hơn.

STP 

  • Segmentation – Phân khúc khách hàng

Sau khi đã hoàn thành xong bước nghiên cứu ( Research), bạn đã có được một bức tranh tổng quan về tình hình thị trường. Bước tiếp theo cần làm là phân khúc khách hàng.

Mỗi nhóm khách hàng sẽ có một cách tiếp cận khác nhau do đó tập trung vào khách hàng mục tiêu của sản phẩm để có chiến lược marketing hợp lý.

Có nhiều yếu tố để phân khúc khách hàng, cụ thể:

Phân theo vị trí địa lý: Khu vực, thành phố, quốc gia….

Phân theo nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, sở thích, nghề nghiệp…

Phân theo hành vi mua hàng: Khách hàng thường sử dụng thiết bị nào, hành vi mua hàng từ đâu….

Phân theo sở thích: Những điều mà khách hàng yêu, muốn được sở hữu, ….

  • Targeting – Lựa chọn khách hàng mục tiêu

Nếu ở bước trên, bạn mới phân khúc khách hàng thì đến đây cần lựa chọn khách hàng mục tiêu.

Thị trường có vô số sản phẩm và khách hàng cũng được phân ra rất nhiều mảnh, do đó nếu không xác định đúng khách hàng mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ thì bạn sẽ không biết nên tiếp cận ai, nên sử dụng hình thức truyền thông nào là hiệu quả.

  • Định vị thương hiệu

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần định vị thương hiệu để khách hàng biết đến và thể hiện sự uy tín của mình. Định vị chính là xác định vị trí của doanh nghiệp ở trên thị trường so với đối thủ khác như thế nào.

Định vị ở đây còn bao gồm cả việc khách hàng muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu như thế nào trong tâm trí của khách hàng.

MM – Chiến lượng Marketing Mix (Chiến lược 4Ps)

Marketing Mix bao gồm 4 thành phần: Product( sản phẩm), Price ( giá thành), Place ( phân phối) và Promotion ( xúc tiến thương mại). Một doanh nghiệp nào cũng cần đến mô hình này vì đây là những yếu tố cốt lõi của một chiến lược Marketing hiệu quả.

  • Product

Doanh nghiệp cần tạo ra sản phẩm, dịch vụ dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm chất lượng, bao bì đẹp, thương hiệu nổi tiếng….luôn là sự ưu tiên của khách hàng.

Sản phẩm cần phải có điểm vượt trội hơn so với đối thủ để thu hút được người dùng.

  • Price

Định giá sản phẩm là một vấn đề cần có kế hoạch và lên chiến lược. Việc định giá dựa trên việc giá trị mà sản phẩm đó mang lại và khách hàng có khả năng chi trả nó.

Bên cạnh đó, khi thị trường thay đổi, doanh nghiệp cũng sẽ có những chiến lược về giá, điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu khách hàng.

Một điều cần lưu ý trong chiến lược về giá là phương thức thanh toán cần đơn giản, tiện lợi, dễ tiếp cận với khách hàng.

  • Promotion 

Promotion- chiến lược tiếp thị, đây là bước cuối cùng trong marketing mix với mục đích là xác định đưa sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng bằng hình thức nào.

Hiện nay, để quảng bá sản phẩm có rất nhiều cách tiếp cận bao gồm cả hình thức marketing truyền thống ( activation, quảng cáo ngoài trời…) và marketing online ( social media, SEO, quảng cáo google ads, facebook ads…)

Implemetation – thực thi

  • Đặt KPI 

Đặt KPI cho chiến dịch marketing là điều bắt buộc để đo lường được tính hiệu quả của nó. KPI được đo lường qua các dữ liệu, thị phần cụ thể để đảm bảo độ chính xác như số lượt click, share, like, Impression, CTA…

  • Ngân sách

Trước khi thực thi, cần phải lên kế hoạch chi tiết cho từng kế hoạch để tránh lãng phí ngân sách doanh nghiệp vào những mục không cần thiết.

Cần lưu ý rằng, ngân sách chi cho cả chiến dịch phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và thời gian triển khai.

Control – Kiểm soát

Để một chiến dịch Marketing triển khai theo đúng kế hoạch, đi đúng hướng thì xuyên suốt cả quá trình phải luôn kiểm tra, đo lường kết quả, các hoạt động quảng cáo để có thể phát hiện kịp thời những sai sót hoặc các hiệu chỉnh các hoạt động không hiệu quả.

Case study Coca-Cola

Coca-cola là một trong những thương hiệu áp dụng thành công chiến lược Marketing tổng thể vào trong các hoạt động kinh doanh. Vậy họ đã áp dụng như thế nào để vươn lên trở thành thương hiệu nước giải khát hàng đầu trên thế giới? 

blank

Khi nhắc đến nước giải khát thì Coca-cola là cái tên được nhiều người nghĩ đến ngay lập tức. Điều gì làm nên một thương hiệu nước giải khát hàng đầu trên thế giới của Coca-cola?

Khi nói đến chiến lược Marketing đỉnh cao rất nhiều người đã lấy thương hiệu coca-cola để làm ví dụ và trở thành case study cho các doanh nghiệp khác. Hãy cùng điểm qua một vài đặc điểm nổi bật trong chiến lược marketing của thương hiệu này.

Nghiên cứu thị trường:

Đầu tiên, coca-cola đã nghiên cứu rất kỹ về thị trường, đối thủ trước khí sản xuất sản phẩm hoặc quyết định xâm nhập vào những thị trường khác. Cụ thể, tại Việt Nam, Coca-cola và Pepsico được xem là hai đối thủ với nhau.

Mặc dù vào thị trường Việt Nam sau PepsiCo nhưng nhờ vào chiến lược marketing tài giỏi của mình mà hiện nay, Coca-cola đã vươn lên trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước giải khát hàng đầu Việt Nam.

Coca-cola phân đoạn thị trường như thế nào?

Thị trường Việt Nam là một thị trường rất đa dạng và năng động do đó, coca-cola đã hướng tới giới trẻ với phong cách trẻ trung, sành điệu để quảng bá sản phẩm của mình.

Coca-cola phân khúc khách hàng dựa trên hai yếu tố chính:

  • Vị trí địa lý:

Coca-cola trải đều từ thành thị đến nông thôn, miền nói đến đồng bằng, từ Bắc vào Nam và tập trung hơn ở những khu vực tập trung đông dân cư.

Chúng ta có thể nhìn thấy thương hiệu Coca-cola ở khắp mọi nơi từ quán ăn, quán nước, khách sạn….trải đều trên khắp tuyến đường.

  • Đặc điểm dân số học:

Coca-cola chọn giới trẻ cụ thể là những bạn trẻ năng động, sành điệu để làm khách hàng mục tiêu để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Thực tế đã chứng minh đây coca-cola đã rất thành công vì được giới trẻ tiếp nhận và dần trở thành một phần trong tâm trí của họ.

Định vị:

Coca-cola đã thành công trong việc định vị thương hiệu trên thị trường bằng chứng là mức độ tiếp cận và sự quan tâm của khách hàng dành cho thương hiệu này.

Để vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực nước giải khát chứng tỏ được tầm ảnh hưởng và độ nhận diện trên thị trường là cực kỳ cao.

Hình ảnh mà Coca-cola xây dựng trên thị trường đó là hình ảnh về một sản phẩm tràn đầy năng lượng, khỏe khoắn, giúp người dùng cảm thấy sảng khoái ngay khi sử dụng.

“Mang lại lợi ích và sự sảng khoái cho tất cả những ai được chúng tôi phục vụ” là lời hứa của Coca-cola. Thương hiệu này luôn cố gắng làm mới sản phẩm và nỗ lực vào việc xây dựng ước mơ tuổi trẻ.

Chiến lược Marketing Mix của coca-cola

Product – sản phẩm

Coca-Cola tập trung hoạt động trong lĩnh vực nước uống có gas và nước uống không cồn với nhiều sản phẩm chất lượng và mùi vị khác nhau như: Coke, Sprite, fanta, nước trái cây…. Những loại nước uống này đều đảm bảo chất lượng, mùi vị sảng khoải để giúp người dùng tỉnh táo ngay tức thì.

Coca-cola luôn không ngừng phân tích thị trường, tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng để đáp ứng kịp thời, bằng chứng là gần đây, thương hiệu này đã có thêm những sản phẩm mới như nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, …và đa dạng mùi vị của người Việt như fanta chanh, fanta dâu,…

Về mẫu mã của sản phẩm, coca-cola cực kỳ quan trọng đến việc thiết kế bao bì sao cho bắt mắt và sáng tạo để thu hút khách hàng.

Dễ dàng nhận thấy khi mỗi lần ra sản phẩm mới thì bao bì, hình dáng cũng khác nhau. Hình ảnh về thiết kế của coca-cola thường xuất hiện trên quảng cáo, áo thun, mũ, dép…để gần gũi hơn với khách hàng.
Coca-cola luôn nắm bắt được thị hiếu của người dùng để tạo ra những mẫu thiết kế, hình dáng bắt mắt, tiện lợi cho khách hàng. Ví dụ, trong dịp tết, hình ảnh chim én sẽ được xuất hiện trên bao bì để gợi nhớ không khí ngày tết.
  • Price- giá thành
Coca-cola định giá sản phẩm dựa trên giá trị thực thụ của sản phẩm chứ không phải định giá dựa trên người bán. Điều này giúp cho khách hàng hài lòng với số tiền mình bỏ ra tương xứng với giá trị nhận lại.
Ngoài ra, coca-cola cũng có những chính sách định giá khác như định giá thâm nhập thị trường. Tức là mức giá của sản phẩm mới sẽ thấp hơn để thu hút lượng lớn khách hàng.
Định giá theo từng sản phẩm: Từng sản phẩm sẽ có mức giá khác nhau nhưng đều tỉ lệ với giá trị mà khách hàng nhận được.
Trên thị trường hiện nay, mức giá của nước giải khát coca-cola không quá cao vẫn nằm trong khả năng chi trả của khách hàng.
  • Place- phân phối
Các dòng nước giải khát của Coca-cola hiện đã có mặt ở 63 tỉnh thành với mức phủ sóng diện rộng.
Tại Việt Nam, đã có 3 nhà máy đóng chai đặt ở 3 khu vực lần lượt là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng tạo điều kiện cung cấp đầy đủ sản phẩm cho cả 3 miền.
Coca-cola vẫn đang không ngừng mở rộng quy mô, kênh phân phối của mình để khách hàng có thể tiếp cận được với sản phẩm ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào.
Bằng chứng để chứng minh cho độ bao phủ của nước uống Coca-cola đó là nó xuất hiện ở khắp mọi nơi từ siêu thị, nhà hàng, quán ăn, quán cafe, đại lý….
  • Promotion- xúc tiến thương mại
Nói đến chiến lược Marketing Mix của Coca-cola không thể không nhắc tới chiến dịch truyền thông rầm rộ đến từ thương hiệu này. Nhờ vào việc truyền thông, quảng bá sản phẩm hiệu quả mà độ nhận diện thương hiệu này ở trên thị trường nước giải khát luôn đứng vị trí số 1.
Ngày nay, bạn có thể bắt gặp một quảng cáo về nước uống coca-cola một cách dễ dàng ngay ở trên điện thoại, TV, ngoài đường…
Xu hướng quảng cáo của Coca-cola mang đậm phong cách tươi mới, sáng tạo và luôn có những thông điệp được lồng ghép vào để truyền tải tới người xem.
Coca-cola thường xuyên tổ chức các chiến dịch quảng bá có tầm ảnh hưởng như: “Bật nắp sắp đôi- trúng đã đời”,  “Chung hưởng niềm vui”, ” chiến dịch “Happiness Factory”, “Hát cùng Coca-cola”, hay “có coca-cola, món nào cũng ngon”….
Mỗi chiến dịch của Coca-cola đều có một thông điệp tích cực truyền tải tới người xem do đó luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả.
Một hoạt động không thể thiếu đó là khuyến mãi. Coca-cola thấu hiểu được tâm lý khách hàng nên sử dụng các chương trình khuyến mãi để vừa tri ân khách hàng, vừa quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường Việt Nam như bây giờ, Coca-cola luôn có những chiến dịch Marketing hướng tới cộng đồng, chung tay xây dựng và phát triển xã hội bền vững.
Các dự án nổi bật phải kể đến EKOCENTER, dự án 2 tỷ lít nước sạch, dự án bảo tồn Vườn Quốc Gia Tràm Chim với số tiền ban đầu là 1.6 triệu USD.
Coca-cola cam kết rằng: “mỗi lít nước sử dụng sẽ trả lại môi trường một lít nước sạch”, kết hợp công tác quản lý rác thải và nhựa tái chế là một ưu điểm vượt trội so với những doanh nghiệp khác
Trong thời kỳ nguồn tài nguyên đang cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm như hiện nay thì hành động của Coca-cola như một “tấm gương” để các thương hiệu khác noi theo, tất cả hướng đến phát triển bền vững.
 
Lời kết:
Sự thành công vang dội của Coca-cola đã chứng tỏ được hiệu quả của chiến lược Marketing tổng thể và trở thành một case-study đáng để học hỏi.
Để có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường thì phải có sự nhạy bén trong công tác nghiên cứu thị trường và thấu hiểu insight khách hàng. Các kế hoạch truyền thông cũng được đề ra dựa trên nhu cầu người tiêu dùng do đó đây là điểm mấu chốt để quyết định sự thành công của một chiến lược Marketing.
 
Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức liên quan đến Marketing tổng thể và ví dụ cụ thể về chiến lược marketing của Coca-cola. Hiểu đúng từng yếu tố trong hệ thống Marketing sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát từ đó có đưa ra kế hoạch phát triển doanh nghiệp của mình.