Marketing mix là một khái niệm không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Cho dù bạn đang là chủ doanh nghiệp hay một Marketer thì đều cần phải hiểu được các thành phần trong mô hình này để áp dụng vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được sự phát triển của các mô hình này và cách áp dụng sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích liên quan đến Marketing Mix.
Trước khi đi sâu vào từng thành phần trong chiến lược Marketing Mix, chúng ta cần biết được ai là người đã sáng lập ra nó và định nghĩa về Marketing Mix.
Người được coi là cha đẻ của khái niệm Marketing Mix là Neil Borden– chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm của đại học Havrvad.
Vào những năm 1940, ông đặt ra một cái tên gọi là “hỗn hợp tiếp thị” và được ghi nhận là đã sử dụng cụm từ này vào năm 1953 tại Hiệp Hội Tiếp Thị Hoa Kỳ.
Vào năm 1960, khái niệm “hỗn hợp tiếp thị” hay còn gọi là “Marketing mix”được sử dụng rộng rãi và được xuất bản.
Về sau, một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị Michigan State – E. Jerome McCarthy đã đề nghị đưa ra khái niệm về Marketing Mix bao gồm 4 thành phần chủ chốt bao gồm product, price, place và promotion
Chiến lược Marketing Mix 4P từ khi ra đời vẫn được các doanh nghiệp áp dụng để phát triển thương hiệu. Cho đến nay, đã có thêm nhiều mô hình Marketing khác nhưng chúng vẫn chỉ được phát triển, mở rộng thêm dựa trên mô hình truyền thống 4P.
Marketing Mix ( Marketing hỗn hợp) là một khái niệm nói về các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được mục đích kinh doanh.
Tiếp thị hỗn hợp ( Marketing Mix) được định nghĩa dựa trên 4P bao gồm:
Đây là mô hình sơ khai của marketing mix, cho đến sau này mô hình này đã được phát triển lên bằng chứng là sự ra đời của marketing mix 7Ps.
Mô hình Marketing Mix được áp dụng hầu hết ở các doanh nghiệp trong các chiến lược kinh doanh với mục đích tạo ra sự phát triển bền vững. Các thành phần trong Marketing Mix là các yếu tố cốt lõi của bất cứ hoạt động kinh doanh nào.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào để có thể phát triển và tồn tại được trên thị trường đều phải áp dụng mô hình chiến lược marketing mix. Đây là cơ sở nền tảng để doanh nghiệp có thể phân tích được thị trường mục tiêu, nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
Các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng áp dụng mô hình marketing mix để giúp truyền tải thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc nắm bắt được thông tin thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có các chiến lược đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm.
Áp dụng Promotion trong marketing mix sẽ giúp cho doanh nghiệp phân tích và lựa chọn được địa điểm phân phối sản phẩm. Việc phân phối sao cho hợp lý là một khâu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh.
Bên cạnh đó, mô hình tiếp thị hỗn hợp còn tạo ra ưu thế và sự khác biệt để cạnh tranh với đối thủ thông qua các chương trình triển khai nhằm xúc tiến quá trình bán hàng.
Đầu tiên, về lợi ích kinh tế, người tiêu dùng sẽ nhận được sản phẩm có giá trị cao hơn so với số tiền bỏ ra. Khách hàng sẽ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng vì chất lượng cũng như giá trị mà nó mang lại.
Mô hình marketing mix giúp người tiêu dùng có thể đạt được nhu cầu ngày càng cao. Các doanh nghiệp sẽ luôn cố gắng tìm kiếm và khám phá ra nhu cầu khách hàng để từ đó có thể đáp ứng nhanh chóng.
Người tiêu dùng sẽ cảm thấy tiện lợi và hài lòng hơn bất cứ khi nào khi các sản phẩm tạo ra luôn có ích và giúp họ tiết kiệm thời gian, công sức hơn. Ngày nay, dù bạn ở bất cứ đâu thì việc mua hàng hóa cũng trở nên dễ dàng hơn vì nó được phân phối và bán lẻ ở hầu hết các tỉnh thành, khu vực.
Marketing Mix cung cấp và đảm bảo tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp cân bằng mức sống xã hội.
Bên cạnh mục đích kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp cũng tạo ra các hoạt động để nâng cao xã hội điển hình như Công ty Vinamilk khi có chiến dịch trồng 1000 cây xanh và quyên tặng 1 triệu ly sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Như vậy, marketing mix không chỉ giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn góp phần giúp cân bằng cuộc sống người dân.
Hiểu rõ về các mô hình chiến lược trong Marketing Mix là một điều cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho từng chiến lược kinh doanh của mình.
Đây là mô hình sơ khai được lập nên bởi Neil Borden, là nền tảng phát triển của các mô hình marketing sau này.
Theo đó, 4P trong mô hình này bao gồm:
Sản phẩm ở đây được hiểu là những giá trị vật chất lẫn tinh thần được tạo ra để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Khi nghiên cứu về sản phẩm, cần chú ý tới các yếu tố như tổng sản phẩm, các loại sản phẩm, vòng đời của sản phẩm…Mỗi sản phẩm đều có một giai đoạn riêng đi từ giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và thoái trào.
Điều quan trọng là các nhà tiếp thị sản phẩm phải luôn “làm mới” để có thể thích nghi với thị trường và không bị bỏ lại phía sau.
Để tạo ra một sản phẩm bán chạy trên thị trường, các doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
Giá bán là một yếu tố quan trọng trong mô hình marketing mix 4P. Giá cả được hiểu là chi phí mà người tiêu dùng bỏ ra để mua một sản phẩm nào đó.
Định giá sản phẩm luôn là một vấn đề khó đối với các doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tổng sản phẩm bán được cũng như lợi nhuận mang lại. Bởi lẽ, nếu bạn định giá quá thấp thì lợi nhuận mang lại là không đáng kể, nhưng nếu định giá quá cao thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của đối thủ.
Trong marketing, các doanh nghiệp hay có một khái niệm về định giá sản phẩm là Market-Skimming Pricing – Chiến lược giá hớt ván sữa.
Theo đó, khi mới tung ra thị trường ( Market Penetration Price) thì sản phẩm được định giá cao, sau đó sẽ giảm giá ( Skimming price) theo thời gian và cuối cùng đưa sản phẩm về giá trung bình nhằm thu về doanh thu tối đa chi trả cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Ví dụ: Chúng ta có thể thấy rõ như các sản phẩm điện thoại cao cấp của samsung, khi mới ra mắt nó thường có giá cao so với thị trường ví dụ như chiếc điện thoại Zflip 3 ( giá ra mắt xấp xỉ 25-27 triệu đồng sau đó hãng đã giảm giá sản phẩm xấp xỉ còn 18 triệu đồng.
Để định giá đúng và phù hợp cho một sản phẩm, các doanh nghiệp hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
Trả lời được 4 câu hỏi trên sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn rõ ràng hơn về định giá của sản phẩm. Cần có sự phân tích kỹ lưỡng các yếu tố liên quan để đưa ra giá thành hợp lý.
Khi áp dụng mô hình Marketing 4P, việc điều chỉnh giá thành là rất khó khăn vì nó sẽ ảnh hưởng tới các hệ thống khác cũng như làm thay đổi luôn chiến lược marketing.
Place là các kênh phân phối của sản phẩm bao gồm cửa hàng trực tiếp hoặc cửa hàng online. Hay nói đơn giản hơn thì những nơi có bán sản phẩm thì được gọi là place- địa điểm phân phối.
Việc cung cấp các sản phẩm đúng địa điểm mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh vì nó có thể giúp tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng.
Ví dụ như Apple phân phối sản phẩm tại các cửa hàng như Apple Store, thế giới di động, Viettel…là những kênh phân phối trực tiếp có uy tín do đó sẽ nhận được sự tin tưởng của khách hàng và đây cũng luôn là những địa điểm được người dùng ưu tiên hàng đầu khi mua sản phẩm.
Để sản phẩm được khách hàng biết tới thì không thể thiếu các hoạt động trong chiến lược promotion.
Hiểu đơn giản thì đây là các chương trình quảng bá sản phẩm như khuyến mãi, quảng cáo trên mạng xã hội ( facebook, youtube, tiktok, linkedin, twitter…), tổ chức các activation ( hội chợ, triển lãm…), in tờ rơi….
Trên đây là những nội dung về mô hình chiến lược marketing mix 4P. Trong mô hình này, cả 4 yếu tố đều quan trọng như nhau và có sự liên kết chặt chẽ, không thể tách rời một thành phần nào trong 4P này ra.
Đây là mô hình được phát triển dựa trên mô hình marketing truyền thống 4P trước đó. Vẫn giữ nguyên 4P, mô hình này chỉ thêm vào 3P bao gồm: People, Process và Physical Evidence.
Yếu tố con người trong mô hình này chủ yếu tập trung vào những người có liên quan tới doanh nghiệp, quá trình tạo ra sản phẩm thay vì nói đến khách hàng.
Các doanh nghiệp nên đề cao vấn đề đào tạo nhân viên để mang lại lợi nhuận tốt nhất. Nhân viên công ty bao gồm nhiều bộ phận như lập trình viên, người viết content, người bán hàng….
Chỉ khi đào tạo được nhiều nhân viên tốt đặc biệt là những người tiếp cận trực tiếp với khách hàng ( sales) sẽ mang lại hiệu quả bán hàng cao hơn.
Ví dụ: Một công ty điển hình về việc chăm sóc khách hàng đó là Thế giới di động. Từ khi đến cửa hàng, bạn sẽ được tiếp đón như một khách hàng thực thụ và nhận được sự chăm sóc chu đáo từ chú tiếp đón khách hàng, nhân viên bán hàng đến cả quản lý.
Với sự phục vụ nhiệt tình, khách hàng sẽ cảm thấy rất hài lòng và tin tưởng. Và đó cũng là lý do mà khi có ý định mua điện thoại, thế giới di động luôn là cửa hàng mà khách hàng lựa chọn.
Peope là một yếu tố quan trọng để tạo được sự chú ý và sự tin tưởng của người tiêu dùng. Khách hàng luôn là những người thông minh do đó họ sẽ dễ dàng nhận ra thái độ của nhân viên như thế nào. Việc đào tạo nhân viên nên có sự đồng bộ từ các bộ phận, các cửa hàng để mang lại sự chuyên nghiệp.
Process đề cập tới quy trình tổ chức, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới tay người tiêu dùng.
Một quy trình làm việc nhanh gọn, có hệ thống luôn giúp cho việc tổ chức và vận hành được đơn giản hơn. Đồng thời, cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp trong lòng khách hàng.
Các doanh nghiệp cần có một quy trình hợp lý để đảm bảo giảm thiểu chi phí. Giảm thiếu với hệ thống bán hàng, kênh phân phối, vận chuyển, hệ thống thanh toán trong việc đảm bảo doanh nghiệp bạn hoạt động hiệu quả nhất.
Khi đã đưa ra một quy trình cụ thể thì doanh nghiệp phải cam kết, giữ lời hứa thực hiện nó với khách hàng.
Ví dụ: Dịch vụ giao hàng Tikinow cam kết giao hàng nhanh trong vòng 2 giờ.
Khi nói “bằng chứng hữu hình” thì có vẻ khó hiểu nhưng hiểu một cách đơn giản cho cụm từ Physical Evidence là những minh chứng, bằng chứng mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy được để đảm bảo về độ tin cậy của sản phẩm, công ty.
Tất cả những yếu tố trong physical Evidence đều nhằm một mục đích là tạo sự tin tưởng và niềm tin đối với thương hiệu.
Ví dụ: Khi nói đến thể thao, chúng ta lập tức nghĩ tới Adidas, Nike hoặc nhắc tới thời trang, cái tên xuất hiện trong đầu sẽ là các thương hiệu Gucci, Chanel.
Như vậy, khi nói về mô hình 7P trong Marketing, nó là mô hình được phát triển dựa trên nền tảng của mô hình 4P. Mô hình 7P được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp từ khâu sản xuất tới giai đoạn đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Trong chiến lược phát triển kinh doanh, đây là mô hình có nhiều điểm vượt trội nhất, đảm bảo được lợi ích của cả hai bên từ doanh nghiệp đến khách hàng và ngược lại.
Áp dụng mô hình chiến lược 7P giúp cho các doanh nghiệp có thể phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu từ đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu.
Phát triển dựa trên mô hình này sẽ có tính lâu dài và bền vững vì nó giúp cho doanh nghiệp có thể thích nghi nhanh chóng và đối phó được những bất lợi từ thị trường bên ngoài.
Cả hai mô hình 4P và 7P đều là mô hình chiến lược được sử dụng trong marketing doanh nghiệp. Không thể nói mô hình nào tốt hơn mà nó còn phụ thuộc vào môi trường doanh nghiệp, loại hình kinh doanh.
Khi nói về mô hình 4P, đây là mô hình truyền thống còn 7P là mô hình kế thừa và phát triển dựa trên nền tảng 4P.
Mô hình 4P phù hợp hơn với kinh doanh hàng hóa, sản xuất. Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào 4P ( Product, price, place, promotion) để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Trong khi đó mô hình 7P được sử dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vì đặc trưng của dịch vụ là riêng biệt. Chính vì vậy mà các yếu tố như people, process, physical Evidence được đặc biệt quan tâm.
Mô hình 4P tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và làm sao để bán được sản phẩm đó còn mô hình 7P thì quan tâm hơn tới vấn đề kinh doanh dịch vụ, tạo ra trao đổi thông tin trực tiếp giữa khách hàng với doanh nghiệp từ đó đem lại sự hài lòng cho người tiêu dùng.
Có thể thấy, thị trường ngày càng biến động và nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn có sự thay đổi. Những phương pháp tiếp thị truyền thống đang ngày càng kém hiệu quả và không làm hài lòng được khách hàng.
Trọng tâm của mô hình 4P là tạo ra sản phẩm, bán sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng.
Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bán sản phẩm, tổ chức các chiến dịch quảng bá dựa trên tính chủ quan mà không cần biết người tiêu dùng có muốn hay không.
Điều này không những không mang lại kết quả cho việc bán hàng mà còn làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu và dễ dàng “quay lưng” lại với thương hiệu đó.
Với phương châm” khách hàng là thượng đế” nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy “lỗ hổng” từ mô hình truyền thống 4P từ đó đã có những điều chỉnh trong mô hình này với trọng tâm chính là hướng đến khách hàng.
Việc tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dùng, mức giá bán phù hợp, khách hàng dễ dàng tiếp cận được sản phẩm và quảng bá sản phẩm theo mong muốn của khách hàng là 4 nội dung chính cần được áp dụng. Và 4 yếu tố này cũng chính là 4 nội dung chính trong mô hình 4C.
Vậy mô hình 4C là gì? Có những điểm vượt trội nào so với mô hình truyền thống? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới:
Mô hình 4C được xây dựng và phát triển vào những năm 1990 bởi Robert Lauterborn. Đây là mô hình được cải tiến và thay đổi của mô hình truyền thống 4P. Trọng tâm của mô hình này là hướng tới phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Thị trường ngày càng biến động và nhu cầu của khách hàng cũng theo đó mà thay đổi. Thấu hiểu Insight của người tiêu dùng luôn là chìa khóa của sự thành công.
Để hiểu được nhu cầu, doanh nghiệp phải nghiên cứu và phân tích thị trường, đặt bản thân vào vị trí là người mua hàng để có được cái nhìn bao quát nhất.
Bên cạnh đó, bạn phải tạo ra được những sản phẩm giải quyết được vấn đề của người tiêu dùng một cách triệt để và vượt trội hơn so với đối thủ. Có như vậy, khách hàng mới ấn tượng và lựa chọn mua sản phẩm của bạn.
Khách hàng là một khái niệm chung, gồm rất nhiều người và để hiểu hết được thì rất khó khăn. Do đó, hãy phân khách hàng theo từng nhóm đối tượng khác nhau để từ đó dựa trên những đặc điểm chung mà doanh nghiệp có thể biết được vấn đề mà họ đang gặp phải.
Nếu như mô hình 4P định giá sản phẩm dựa trên sản lượng tiêu thụ, chi phí tạo ra sản phẩm thì Cost trong mô hình 4C gắn với khả năng mua của một khách hàng.
Chi phí trong 4C không chỉ là chi phí mua sản phẩm mà còn bao gồm các loại chi phí khác như thay thế, bảo hộ, sửa chữa, dịch vụ đi kèm… Chi phí này phải đảm bảo tương xứng với giá trị mà sản phẩm đem lại.
Theo đó, giá của sản phẩm có thể cao hơn nhưng lại tối ưu cho khách hàng và đảm bảo được quyền lợi của khách hàng được đảm bảo nhất.
Ví dụ: Khách hàng mua điện thoại Iphone luôn có giá cao hơn so với các hãng điện thoại khác nhưng Công ty Apple định giá sản phẩm dựa trên những quyền lợi mà khách hàng được nhận bao gồm giá sản phẩm, khách hàng được đổi trả nếu bị lỗi, sửa chữa miễn phí cho dù còn bảo hành hay không…và cả khâu chăm sóc khách hàng của Apple.
Như vậy, cho dù giá bán sản phẩm có cao nhưng đáp ứng được insight khách hàng thì họ vẫn sẵn sàng lựa chọn.
Để có thể định giá trên nhu cầu khách hàng, đòi hỏi phải nghiên cứu và phân tích thị trường, sử dụng tốt các mô hình kinh tế lượng và quan trọng là thấu hiểu insight người dùng.
Trong khi Place – 4P đề cập đến địa điểm, kênh phân phối thuận tiện cho doanh nghiệp, nhà sản xuất thì Convenience – 4C lại quan tâm nhiều hơn tới sự thuận tiện của khách hàng.
Sự phát triển liên tục của các công cụ truyền thông đòi hỏi doanh nghiệp cũng cần phải thích nghi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu người dùng. Cụ thể:
Thay vì sử dụng các công cụ truyền thông truyền thống thì giờ đây người dùng sẽ dễ dàng mua hàng hơn ngay cả khi ở nhà hoặc bất cứ đâu. Ví dụ khách hàng có thể đi chợ online thay vì phải ra trực tiếp siêu thị.
Khách hàng ngày càng bận rộn và có ít thời gian hơn, do đó việc cố gắng tạo thuận lợi về cả không gian lẫn thời gian cho người dùng sẽ là một phương pháp hữu hiệu trong việc làm hài lòng họ.
Thay vì chiến lược truyền thông một chiều đến từ doanh nghiệp thì giờ đây mô hình 4C đã thay thế bằng cụm từ Communication- tạo ra cuộc trao đổi hai chiều giữa khách hàng với doanh nghiệp và ngược lại.
Trên cơ sở giao tiếp, doanh nghiệp có thể ghi nhận được những phản hồi, đóng góp về sản phẩm/dịch vụ. Điều này là hết sức quan trọng cho việc điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với mong muốn của người dùng.
Bên cạnh đó, việc duy trì cuộc giao tiếp hai chiều này còn giúp gắn kết mối quan hệ hai bên, luôn tạo cho khách hàng cảm giác được lắng nghe, tôn trọng.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng Communication vào chiến lược Marketing của họ bằng cách cung cấp các số hotline, phiếu đánh giá mức độ hài lòng…và đem lại hiệu quả rất cao trong chính sách chăm sóc khách hàng.
Mô hình 4P và 4C có mối quan hệ mật thiết với nhau. 4P là mô hình truyền thống mà hầu như khi làm doanh nghiệp ai cũng sẽ biết tới và áp dụng đầu tiên. Sự ra đời của mô hình 4C nhắc nhở rằng cho dù làm bất cứ điều gì thì cũng cần “lấy khách hàng làm trọng tâm”. Lợi ích của doanh nghiệp chỉ có được khi có lợi ích khách hàng.
Các cặp “P-C” được phối với nhau đều có dụng ý riêng của nó:
Điều này có nghĩa là một sản phẩm nào được tạo ra cũng đều phải xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Cung và cầu cần được cân bằng, không nên tập trung sản xuất để Cung >Cầu và ngược lại.
Muốn làm được điều này, doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ thị trường và nhu cầu của khách hàng để đảm bảo tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thiết thực nhất.
Một sản phẩm nào đó đáp ứng được nhu cầu thậm chí vượt hơn sự mong đợi của khách hàng thì luôn luôn được ưu tiên.
Ví dụ: Tạo ra những chiếc ghế sofa thông minh vừa có thể làm ghế vừa có thể làm giường giúp tiết kiệm không gian nhà ở và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Khi định giá cho một sản phẩm/dịch vụ, không nên chỉ nghĩ “kiếm được bao nhiêu tiền” từ khách hàng mà phải suy nghĩ rằng khách hàng sẽ nhận được những gì từ sản phẩm đó để đưa ra một mức giả có thể chi trả được.
Suy nghĩ chu toàn cho khách hàng khi mua một sản phẩm nào đó ví dụ khách hàng mua xe máy thì hãy đảm bảo luôn chi phí sửa chữa, thay thế, bảo hành sản phẩm…Mặc dù chi phí của chúng ta có thể vẫn cao nhưng người dùng vẫn hài lòng và happy hơn khi mua hàng.
Khi phân phối sản phẩm, hãy suy nghĩ chỗ nào sẽ thuận lợi để khách hàng có thể tiếp cận và mua hàng thay vì chỉ nghĩ vấn đề vận chuyển của doanh nghiệp.
Ví dụ: Ngân hàng nào có nhiều cây ATM hơn thì sẽ được khách hàng ưu tiên mở thẻ hơn vì cùng dịch vụ như nhau, tính năng giống nhau nhưng phân bổ nhiều ATM sẽ giúp khách hàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn.
Theo đó, cần đảm bảo tạo ra những cuộc trò chuyện hai chiều giữa khách hàng với doanh nghiệp. Rất nhiều công ty tổ chức các chương trình quảng bá “bừa bãi”, không đúng chủ điểm, không đúng cái mà khách hàng muốn nên kết quả mang lại là thất bại.
Do đó, khi truyền thông, quảng bá sản phẩm thì hãy luôn nhớ tới yếu tố giao tiếp hai chiều. Tức là doanh nghiệp cung cấp thông tin về sản phẩm để nhiều người biết đến nhưng đồng thời cũng phải tạo ra những cuộc thảo luận, lấy ý kiến khách hàng.
Như vậy, khi xét về mô hình marketing 4C hay 4P, chúng ta không thể nói 4P là sai vì nó là tinh thần cốt lõi của chiến dịch marketing. Xét trên nhiều yếu tố, có thể nói mô hình 4C được tối ưu hơn và nhận được nhiều lời khen hơn.
Cho dù bạn đang kinh doanh sản phẩm gì thì “lấy khách hàng làm trọng tâm” luôn là kim chỉ nam.
Mô hình Marketing 4C được sử dụng rộng rãi và trở thành tiêu chí để lên kế hoạch và đánh giá chiến dịch Marketing của một doanh nghiệp.
Mức độ quan trọng của 4C là như nhau tùy theo sự đánh giá của nhà tiếp thị mà sắp xếp thứ tự ưu tiên.
Tổng kết:
Khi nói về mô hình chiến lược trong marketing, chúng ta có 4Ps, 4Cs, 7Ps…nhưng ngoài 3 mô hình này ra còn có thêm những mô hình khác như 4Es, 7Cs… và chắc chắn trong tương lai sẽ phát triển thêm nữa.
Cho dù là mô hình nào thì đều có những ưu điểm vượt trội của nó và phù hợp với từng doanh nghiệp riêng. Điều quan trọng ở đây là doanh nghiệp phân tích thị trường, khách hàng để có được lựa chọn thích hợp.
Hãy cùng tham khảo ngay chiến lược Marketing của Vinamilk – một thương hiệu sữa số 1 hàng đầu Việt Nam đã áp dụng thành công các thành tố trong Marketing Mix như thế nào.
Một trong những công ty thành công khi sử dụng chiến lược Marketing Mix phải kể đến đó là Công ty sữa Vinamilk. Vinamilk là một công ty Sữa được thành lập vào ngày 10 năm 2003.
Với triết lý kinh doanh: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế, chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”. Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, Vinamilk đã vươn lên và trở thành top 1 công ty Sữa hàng đầu Việt Nam.
Để đạt được kết quả như ngày nay, chúng ta không thể không nói đến chiến lược marketing mix của Vinamilk được áp dụng vô cùng thành công.
Lợi ích của sản phẩm: Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho cơ thể
Danh mục sản phẩm
Vinamik có rất nhiều loại sữa với hơn 250 mặt hàng: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua, sữa bột, kem, bột dinh dưỡng….Các mặt hàng đa dạng giúp Vinamilk đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, việc sản xuất quá nhiều mặt hàng cũng có khó khăn trong khâu quản lý, vận hành, bảo quản sản phẩm, phân phối. Và giải pháp cho khó khăn này là tập trung vào những sản phẩm đang bán chạy, xóa bỏ những sản phẩm không được ưa chuộng.
Cụ thể, các mặt hàng chiếm % doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu lần lượt là sữa đặc, sữa tươi, sữa bột, sữa chua….
Nhãn hiệu
Trong sản phẩm, vinamilk cũng đặc biệt quan tâm tới nhãn hiệu, bao bì. Các sản phẩm được bán ra đều được đặt dưới tên “Vinamilk” như sữa tươi vinamilk, sữa chua vinamilk…, .
Cách đặt tên thông minh này giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường, có sự đồng bộ trong hệ thống sản phẩm. Điều này đã giúp cho khách hàng ấn tượng và hình ảnh của thương hiệu này đã trở thành một phần trong tâm trí người tiêu dùng
Bao bì sản phẩm
Có thể nói, Vinamilk đã sớm nhận ra được tầm quan trọng của bao bì có ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm người dùng do đó vinamilk đã thiết kế bao bì rất chất lượng và đầy ấn tượng.
Vinamilk có đầy đủ các kiểu dáng từ hình vuông, hộp đứng, chai nhựa, hộp thiếc…
Bên cạnh đó, hình ảnh sử dụng trên bao bì cũng rất độc đáo. Với sản phẩm hướng đến chủ yếu là trẻ em, vinamilk đã sử dụng hình ảnh rất dễ thương như chú bò cười tạo sự dễ thương và độ nhí nhảnh.
Chất lượng sản phẩm
Có thể nói vinamilk là công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam vì chính chất lượng mà công ty này mang lại.
Bà Nguyễn Thị Như Hằng- giám đốc khối Điều hành Phát triển vùng nguyên nhiên liệu của vinamilk cho biết: “Các tiêu chuẩn về chất lượng của Vinamilk đề ra rất khắt khe nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất cho người tiêu dùng. Đồng thời, chúng tôi cùng sát cánh với những hộ nuôi giúp cho họ luôn đạt được những tiêu chuẩn này”.
Vinakmilk là công ty sữa được lựa chọn hàng đầu nhưng không vì thế mà có sự chủ quan, không phát triển. Nhận thức được sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và hiểu được nhu cầu người tiêu dùng luôn thay đổi, Vinamilk đã không ngừng nghiên cứu và phát triển thêm sản phẩm mới để mở rộng thị phần đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Như vậy, khi nói đến chữ P- product trong mô hình Marketing Mix, Vinamilk đã tạo ra các sản phẩm có chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu người dùng. Vinamilk luôn không ngừng nghiên cứu và nắm bắt rất tốt thị trường.
Phương pháp định giá của Vinamilk dựa theo lợi nhuận mục tiêu và có chiến lược giá cho từng danh mục sản phẩm khác nhau. Hầu hết, giá cả mà Vinamilk đưa ra đều trong một mức giá làm hài lòng người tiêu dùng.
Từ khi tung sản phẩm ra thị trường, giá cả của Vinamilk luôn ổn định hơn so với hãng khác, điều này làm cho khách hàng hài lòng và yêu thích hơn.
Mặc dù giá cả không tăng lên nhưng vinamilk luôn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, cụ thể là khi Vinamilk định vị dòng sữa tiệt trùng và sữa chua.
Như đã nói, Vinamilk có rất nhiều mặt hàng và phân khúc giá cũng khác nhau. Khi định giá cao thì chắc chắn dòng sản phẩm đó là sản phẩm rất cao cấp, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như Dielac lên Dielac Alpha, Optimum lên Optimum Gold,…
Ngoài ra, mức giá của Vinamilk sẽ có sự khác nhau tùy theo từng kênh phân phối như nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối.
Price trong chiến lược Marketing Mix của Vinamilk đã được định giá dựa trên giá trị của sản phẩm, mức giá hợp lý nhưng chất lượng đảm bảo. Đó cũng chính là những điều mà khách hàng yêu thích sản phẩm và lựa chọn Vinamilk.
Hiện nay, vinamilk đã có hơn 220.000 điểm bán trên cả nước. Điều này chứng tỏ rằng, Vinamilk đã áp dụng rất tốt yếu tố Place trong mô hình marketing mix để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Cụ thể, Vinamilk có 3 kênh phân phối chính:
Kênh siêu thị: Các hệ thống siêu thị lớn nhỏ như Big C, Metro, five mart…
Key Account: Bao gồm nhà hàng, trường học, khách sạn hay cơ quan….
Kênh truyền thống: Bản chất của kênh này là Vinamilk sẽ ký hợp đồng giữa hai bên theo nghĩa vụ và quyền lợi nhất định. Các nhà phân phối có mặt ở tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước.
Vinamilk đã đưa sản phẩm đến gần khách hàng nhất để họ có thể thuận tiện khi mua hàng. Cho dù ở đâu, người tiêu dùng vẫn có thể tiếp cận được với sản phẩm.
Vinamilk là một trong những công ty có chiến lược truyền thông cực kỳ hiệu quả.
Mục tiêu quảng cáo của Vinamilk là giới thiệu sản phẩm, tăng số lượng tiêu thị hàng hóa và mở rộng thị trường.
Là một công ty về sữa và nguồn gốc là từ những đàn bò sữa, Vinamilk đã rất thông minh khi sử dụng hình ảnh những chú bò này vào quảng cáo. Mỗi lần hình ảnh con bò xuất hiện đều có sự mới mẻ không trùng lặp. Điều này tạo cho người xem một cảm giác rất thích thú.
Ngoài nội dung quảng cáo ra, vinamilk còn khéo léo lồng ghép thêm những bài nhạc có âm điệu vô cùng vui tai, dễ nhớ. Mỗi bài hát đều mang thông điệp về sữa có tác động trực tiếp tới sự phát triển của bé, “mắt sáng dáng cao”… là những câu hát mà chúng ta nghe được nhiều nhất.
Bên cạnh TVC quảng cáo, vinamilk còn truyền thông rộng rãi qua các kênh mạng xã hội, tờ rơi, báo chí, truyền hình….để đem lại hiệu quả quảng cáo cao nhất.
Ngoài quảng cáo, để đẩy nhanh hiệu quả bán hàng, vinamilk cũng tổ chức các đợt khuyến mãi như giảm giá, tặng quà …để kích thích tiêu thụ hàng hóa và cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Một điểm vượt trội của Vinamilk nữa là quan tâm tới lợi ích của cộng đồng. Ngoài lợi ích doanh nghiệp, lợi ích khách hàng thì lợi ích cộng đồng cũng là vấn đề được đặt lên bàn cân để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững.
Cụ thể, Vinamilk đã tổ chức chiến dịch Qũy 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, Qũy học bổng “Vinamilk- ươm mần tài năng trẻ Việt Nam” và rất rất nhiều các hoạt động ý nghĩa khác….
Mô hình 4P trong Marketing Mix đã được Vinamilk sử dụng một cách rất thông minh từ việc tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, định giá hợp lý, phân phối thuận tiện và chương trình truyền thông hiệu quả.
Qua những thành tựu mà Vinamilk đạt được thông qua việc áp dụng mô hình marketing mix 4P, chúng ta có thể thấy rằng đây chính là yếu tố cốt lõi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ.
Như vậy, mô hình 4P vẫn có hiệu quả cho đến tận ngày nay, cho dù là mô hình truyền thống nhưng nếu biết cách áp dụng thì hiệu quả mang lại là rất cao. Do đó, khi nói đến mô hình chiến lược trong marketing chúng ta không khẳng định được mô hình nào là tốt nhất mà chỉ có mô hình phù hợp nhất.