Nói đến chiến lược marketing thì 4P luôn là kinh điển với các marketer. Từ khóa 4P trong Marketing là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong các hình thức marketing chuyên nghiệp hiện nay. Chiến lược thực hiện marketing 4p xây dựng giúp các công ty hướng tới mục đích đạt cho được trọng điểm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
4P trong marketing là gì?
4P trong marketing được hiểu đơn giản là bạn đưa ra sản phẩm phù hợp vào đúng nơi, đúng giá và đúng lúc. Từ rất lâu trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu, lý thuyết và khái niệm về marketing, một trong số đó là 12 ý tưởng của Neil Borden. Sau đó, vào năm 1962, Cerry McCarthy đã đơn giản hóa các khái niệm này và đặt nền móng cho khái niệm 4P. Tên của 4P được bắt nguồn từ các chữ cái đầu của các khái niệm này, đó là:
- Sản phẩm (Product): Mặt hàng hoặc dịch vụ phải thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Giá bán (Price): Một mặt hàng nên được bán ở mức giá phù hợp với người tiêu dùng, không quá thấp cũng không quá cao.
- Quảng bá (Promotion): Công chúng cần được thông báo về sản phẩm và các tính năng của sản phẩm để hiểu cách thức sản phẩm đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của họ.
- Địa điểm (Place): Địa điểm bán sản phẩm rất quan trọng để kích thích doanh số bán hàng.
Marketing Mix là một công cụ quan trọng giúp bạn hiểu được, bạn có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ nào và sản phẩm đang được triển khai như thế nào. Marketing Mix được thực hiện thông qua 4P.
Product (Sản phẩm)
Sản phẩm là hàng hóa hoặc là dịch vụ giải quyết một vấn đề hoặc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Một sản phẩm có thể là hữu hình, chẳng hạn như một chiếc xe hoặc một bộ quần áo, hoặc vô hình, chẳng hạn như một chuyến du lịch hay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa. Một sản phẩm thành công có thể lấp đầy khoảng trống trên thị trường hoặc cung cấp trải nghiệm độc đáo, mới lạ làm tăng nhu cầu sử dụng.
Hãy phân tích sản phẩm mà bạn sẽ marketing. Những đặc điểm làm cho sản phẩm nổi bật và hấp dẫn là gì? Và đánh giá các sản phẩm tương tự đã có mặt trên thị trường. Sản phẩm của bạn có thể dễ sử dụng hơn, năng suất cao hơn hay chính sách bảo hành tốt hơn. Bạn cần xác định những điểm nổi bật này để tạo chỗ đứng cho sản phẩm.
Trước khi marketing cho một sản phẩm, điều quan trọng là phải hiểu nó một cách sâu sắc. Điều này bao gồm việc khám phá thông tin chi tiết về đối tượng khách hàng mục tiêu và sở thích của họ như thế nào.
Sau đây là một số câu hỏi cần trả lời trước khi phát triển sản phẩm:
- Sản phẩm của bạn là gì?
- Là một sản phẩm cụ thể hay một dịch vụ?
- Sản phẩm có tác dụng gì?
- Sản phẩm có đáp ứng nhu cầu hoặc cung cấp trải nghiệm độc đáo không?
- Khách hàng mục tiêu của sản phẩm là ai?
- Điểm khác biệt của sản phẩm, dịch vụ của bạn so với đối thủ
Price (Giá bán)
Giá cả là chi phí của sản phẩm mà người tiêu dùng phải trả. Trong quá trình tiếp thị sản phẩm, điều quan trọng là phải thiết lập một mức giá phản ánh xu hướng thị trường hiện tại và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, nhưng đồng thời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giá có thể dao động dựa trên cung cầu và chu kỳ bán hàng của sản phẩm. Trong khi một số doanh nghiệp có thể hạ giá để cạnh tranh với thị trường, những doanh nghiệp khác có thể tăng mức giá lên gấp 100 lần – đặc biệt là nếu họ định hướng sản phẩm là thuộc phân khúc xa xỉ phẩm.
Mức giá sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công của một sản phẩm. Ví dụ, nếu một sản phẩm được định giá quá cao, sẽ chỉ có một số người tiêu dùng có thể mua sản phẩm đó. Ngược lại, một sản phẩm có giá quá thấp có thể khiến người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, giảm tỉ lệ mua hàng của khách hàng.
Để xác định mức giá có lợi nhất cho một sản phẩm, điều quan trọng là phải nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu và họ có sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm đó hay không.
Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn cần trả lời trước khi định giá cho sản phẩm:
- Mức giá của đối thủ cạnh tranh
- Khả năng chi trả và phạm vi giá của khách hàng mục tiêu
- Giá thấp nhất mà sản phẩm có thể bán là bao nhiêu?
- Giá cao nhất mà sản phẩm có thể bán là bao nhiêu?
- Mức giá nào là quá cao hoặc quá thấp đối với khách hàng mục tiêu?
- Giá phù hợp nhất cho thị trường mục tiêu?
Place (Địa điểm bán hàng)
Đây là nơi khách hàng có thể mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Không phải địa điểm nào cũng thích hợp để tiếp thị và phân phối một sản phẩm. Như vậy, điều quan trọng là phải phân phối sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở một nơi dễ dàng tiếp cận với họ nhất.
Có 2 kênh phân phối chủ yếu, đó là:
- Kênh phân phối trực tiếp: Là các cửa hàng, website của riêng doanh nghiệp
- Kênh phân phối gián tiếp: Thông qua siêu thị, nhà hàng hay các cửa hàng của đơn vị khác
Sau đây là một số câu hỏi cần cân nhắc trước khi quyết định chọn nơi tiếp thị sản phẩm:
- Những địa điểm nào mà người mua thường xuyên mua các sản phẩm và dịch vụ tương tự?
- Thói quen mua sắm của đối tượng mục tiêu là gì?
- Làm thế nào để có thể tiếp cận các kênh phân phối phù hợp?
Promotion (Quảng cáo)
Quảng cáo là việc tiếp cận đối tượng mục tiêu với thông điệp phù hợp vào đúng thời điểm. Đây là hình thức rất phổ biến và là một cách hiệu quả để tiến hành bán hàng và kết nối với khách hàng mục tiêu. Một chiến lược quảng cáo nhằm mục đích cho người tiêu dùng thấy lý do tại sao họ cần một sản phẩm này và tại sao nên mua sản phẩm của thương hiệu bạn.
Cốt lõi của truyền thông tiếp thị, quảng bá sản phẩm là quảng cáo cụ thể và có ý nghĩa thông qua các kênh phổ biến: truyền miệng, mạng xã hội, quảng cáo in ấn, quảng cáo truyền hình, email marketing, video marketing,….
Bạn cần cân nhắc các vấn đề sau để đạt được chiến lược quảng cáo hiệu quả:
- Thời điểm thích hợp để tiếp cận đối tượng mục tiêu?
- Khách hàng mục tiêu sẽ thấy thông tin của sản phẩm hay dịch vụ ở kênh nào?
- Những cách tiếp cận quảng cáo nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất?
- Những kênh phân phối nào tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất để quảng bá sản phẩm?
- Đối thủ của doanh nghiệp tiếp thị quảng cáo ở đâu?
Ưu nhược, điểm của 4P trong Marketing
Ưu điểm của chiến lược này
Với 4 yếu tố kết hợp lẫn nhau, tác động qua lại và bổ trợ trực tiếp cho nhau. Đem tới cho hình thức này có những ưu điểm vượt trội như sau:
- Giúp đơn giản hóa và dễ dàng tập hợp các khái niệm khác nhau về tiếp thị thành một, làm cho quá trình tiếp thị trở nên dễ dàng thực hiện và quản lý.
- Có thể tách riêng hoạt động tiếp thị của công ty với những hoạt động khác và phân quyền nhiệm vụ tiếp thị cho các đối tượng hay chuyên gia.
- Cho phép công ty có thể thay đổi cách tiếp cận khác nhau theo điều kiện khách hàng, nguồn lực nhân viên cũng như nhu cầu khách hàng.
- Không thể đưa ra khái niệm hay quyết định hời hợt nào đối với 1 trong 4 yếu tố mix ở trên, bởi sẽ để lại hậu quả cho bất kỳ yếu tố nào.
Nhược điểm của 4P trong marketing
- Marketing Mix dù hoàn hảo tới đâu cũng có những nhược điểm nhất định, việc xem xét các yếu tố không kỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhau.
- Nó không xem xét hành vi của khách hàng mà chỉ định hướng từ bên trong. Marketing mix coi khách hàng là thụ động, khó có thể tương tác hay nắm bắt những điều mà khách hàng đang quan tâm hay đề cập.
- Chúng được sử dụng để thường tập trung phân tích 1 sản phẩm chính. Điều đó khiến hạn chế các đối tượng.
- Marketing mix cũng không đề cập việc phải kết nối với khách hàng, xây dựng mối quan hệ giữa người tiêu dùng với sự trải nghiệm của họ tới trực tiếp thương hiệu của mình.
Lưu ý khi sử dụng 4P trong Marketing
Để có thể thành công với hình thức marketing 4P thì việc nắm bắt và sáng tạo những yếu tố cơ bản cũng cần sự phát triển thêm của những bước sau đây:
Lựa chọn điểm bán hàng phù hợp: chỉ khi doanh nghiệp của bạn xác định được khách hàng của bạn cần gì, muốn gì. Bạn mới có thể bán được món hàng bạn muốn bạn. Chính vì vậy, lựa chọn điểm bán phù hợp là điều quan trọng.
Thấu hiểu khách hàng: bằng cách trả lời các câu hỏi: Sản phẩm sẽ dành cho ai? ai mua sản phẩm/…
Thăm dò, tìm hiểu đối thủ: việc thăm dò tìm hiểu đối thủ giúp bạn có thể biết được thực tế về thị trường, về những sản phẩm mà khách hàng quan tâm đối với những đối thủ cạnh tranh.
Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng: việc phát triển kênh phân phối nhưng không để tâm đến nó là điều vô cùng sai lầm. Bất kì kênh phân phối nào tốt sẽ tức thì mang tới hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.
Phát triển chiến lược truyền thông: Đẩy mạnh phát triển truyền thông từ đơn giản đến phức tạp giúp thuận lợi cho việc mở rộng thị trường cũng như thiết lập các tính năng và lợi ích mà kênh truyền thông này đem lại.
Trên bài viết này là những điều quan trọng bạn cần phải biết để có thể thực hiện và thành công khi sử dụng hình thức marketing 4P. Cùng tìm hiểu và vận dụng nó vào chiến lược marketing của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả nhé.