Bạn đang thắc mắc Content Outline là gì?
Khi bạn tạo một nội dung trang web, nó không bao giờ là một ý tưởng tốt để bắt đầu và giải quyết mọi thứ cùng một lúc.
Phát triển một hệ thống cho phép họ tổ chức nghiên cứu
Hiểu thông tin bên ngoài của một câu chuyện
Tổ chức truyền thông như các hình ảnh và video
Tổ chức số liệu thống kê và liên kết chúng trở lại
Tạo một lộ trình giúp phác thảo và tối ưu bài viết của bạn trở nên dễ dàng hơn. Điểm chung của tất cả những điều này là gì?
Họ có thể đạt được bằng cách tạo một dàn ý nội dung
Bằng cách tổ chức những ý tưởng, sự việc và truyền thông trong việc tạo ra sườn của bài viết, bạn sẽ tạo nội dung tốt hơn, chi tiết hơn, có tổ chức hơn và dễ đọc hơn.
Mặc dù một vài người nhận ra viết dàn ý nội dung là một nhiệm vụ kinh khủng hoặc tốn thời gian, nhưng những nhà viết khác thấy rất hữu ích.
Dàn ý nội dung là gì?
Một dàn ý nội dung đơn giản chỉ là sườn của bài viết đóng vai trò như một bản tổ chức thông tin cho bạn khi cần tạo ra bản nháp cuối cùng cho bạn. Đây là một phần thường xuyên trong chiếc lược nội dung của bạn.
Dàn ý nội dung nên có nhiều phần gồm tất cả các tiêu đề bài viết, hình ảnh, sự việc và số liệu thống kê mà bạn làm việc để tạo ra sản phẩm cuối cùng hoàn chỉnh.
Hãy Nghĩ về việc viết nội dung mới như bạn đang lắp ráp một món đồ nội thất Ikea. Trước đó bạn có thể đặt sofa Swedish lại với nhau, trước tiên bạn phải sắp xếp tất cả các phần và dụng cụ khác nhau mà bạn đang làm việc.
Bạn cũng có một quyển sách hướng dẫn cung cấp cho bạn từng bước xếp sắp các thành phần khác nhau và làm một thứ gì đó từ chúng.
Đó là một dàn ý nội dung!
Tạo một dàn ý nội dung giúp bạn trả lời các câu hỏi mà bạn đặt ra và tiết kiệm thời gian cho quá trình viết nội dung của bạn.
Những người viết có kinh nghiệm hiện tại dành trung bình 4 giờ cho một bài blog với 1200 từ. Đối với những người khác,Qúa trình này khá lâu và có thể lên tới sáu đến tám tiếng.
Rõ ràng, blog là một quá trình dài, như nhiều người lầm tưởng. Bất kỳ ai đã từng viết lách chuyên nghiệp có thể cho bạn biết rằng dàn ý cho tất cả các thông tin giúp phân chia và tổ chức dữ liệu trước khi bạn chuyển sang bản nháp cuối cùng.
Khi bạn có dàn ý nội dung kỹ càng rồi, thì quá trình tạo bản nháp sẽ trở nên dễ dàng hơn.Với tất cả nội dung đã có,tất cả những gì còn lại cần làm là kết nối các sự việc khác nhau với câu chuyện.
Cách lập một dàn ý cho bài viết toàn tập
Như chúng tôi đề cập ở trên, biết cách tạo một sàn ý nội dung là một kỹ năng giúp bạn tạo ra bài viết tốt hơn trong một thời gian ngắn. Với một thực hành nhỏ, nó có thể trở thành một phần thường xuyên trong quá trình viết bài của bạn.
Và một vài công cụ đơn giản như Grammarly cũng là một cách hữu ích.
Bạn cần có những mục đích tổ chức, giúp bạn dễ hiểu những thông tin khác nhau mà bạn có trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tạo một dàn ý không phải là một quy trình khó. Nếu bạn làm theo các bước này, bạn có thể tạo ra một dàn ý nội dung hoàn hảo với cam kết thời gian tối thiểu.
Kỹ thuật viết bài chuẩn SEO này cho phép bạn phát triển nhiều nội dung hơn, cung cấp những thông tin rõ ràng cho khán giả nhắm làm mục tiêu của bạn trên cơ sở nhất quán hơn. Điều này dẫn đến lượng truy cập trang web nhiều hơn, điểm số SEO cao hơn và tăng lợi nhuận.
Bước 1: Tìm kiếm từ khóa xác định chủ đề
Điều đầu tiên bạn phải làm là bắt dầu dàn ý nội dung để tìm kiếm từ khóa làm mục tiêu. Bạn muốn thực hiện nhiều nghiên cứu từ khóa hơn trước khi bạn viết từ đầu tiên. Thuật ngữ tìm kiếm mà bạn chọn cần liên quan đến trang web của bạn và có số lượng tiềm kiếm cao.
Xem xét sử dụng công cụ như MarketMuse hoặc Google’s Key Word Planner. Một khi bạn tìm hiểu được mọi người đang tìm kiếm cái gì thì bạn có thể phân tích SERP(trang kết quả công cụ tìm kiếm) cho chủ đề đó.
Sau đó bạn có thể thu thập một danh sách các từ khóa và liệt kê chúng ở trên hay dưới dàn ý nội dung của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được nội dung khi bạn thu thập thông tin và bản nháp.
Bằng cách đặt các từ khóa cùng một nơi, thì bạn sẽ không phải chuyển nơi này sang nơi khác khi bạn lập dàn ý và viết.
Bây giờ, ban đã hiểu rõ khán giả của bạn đang tìm kiếm điều gì đối với chủ đề này. Ghi chú điều đó trên đầu dàn ý nội dung của bạn, đặc biệt nếu bạn thực hiện các dự án cùng một lúc. Điều đó sẽ giúp bạn tiếp tục tổ chức những bài viết khác nhau và dừng chúng trong suy nghĩ của bạn.
Nếu bạn là một người viết tự do đang làm việc với nhiều khách hàng với những giọng nói, giọng điệu và khán giả khác nhau thì đây là một bước mà bạn sẽ phải tuân theo.
Đưa bài viết này hướng về nhập khẩu học mà bạn đã xác định. Hãy đảm bảo bạn đang tiếp tục theo dõi những khó khăn phổ biến nhất của họ và tìm kiếm thông tin để giảm bớt chúng.
Để biết thêm nhiều thông tin hơn về cách tiến hành phân tích SERP để đánh giá dữ liệu này, hãy xem bài viết chuyên sâu của chúng tôi về chủ đề này.
Bước 2: thu thập thông tin
Bây giờ đã đến lúc bạn thực hiện nghiên cứu và ghi chú tất cả.
Trước tiên, hãy quyết định loại thông tin bạn muốn đưa vào bài đăng của bạn. Và hãy nhớ những nội dung khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau.
Ví dụ, chỉ có 26% blogs có video trong những bài viết của họ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhất cho thấy 41% người viết blog báo cáo rằng họ có kết quả cao đồi với những bài blog có video.
Thu thập thông tin là cách tốt nhất để biết bạn biết bạn sử dụng loại nội dung nào trước khi bạn bắt đầu.
Khi đến lúc bạn thực hiện nghiên cứu, thì rất hữu ích nếu bạn sử dụng công cụ nội dung như MarketMuse. MarketMuse gồm một thẻ nghiên cứu cung cấp cho bạn những thông tin có giá trị.
Hãy Nhấn vào những bài viết của đối thủ để xem những thông tin bổ sung. Bạn nên tập trung vào những bài viết đang xếp hạng cao trên SERP- rõ ràng chúng đang làmđúng. Hãy xem những thông tin mà họ bao gồm là gì nhưng cũng nên ghi chú cẩn thận những điều mà họ bỏ qua.
Bạn phải biết những đối thủ bạn đang làm gì(và không làm) nếu bạn sẽ thử và tạo một cuộc tranh luận bao quát.
Khi bạn làm điều này, hãy ghi chú bạn đang tìm kiếm điều gì và xếp sắp mọi thứ trong dàn ý nội dung của bạn như một danh sách gạch đầu dòng.
Hãy tra cứu một vài câu hỏi phổ biến mà khán giả hỏi và kiểm tra khu vực People Also Ask của SERP để xác định những thông tin bổ sung nào nên được đưa vào bài đăng của bạn.
Bước 3: tạo các tiêu đề
Khi bạn đã có tất cả các thông tin thì đã đến lúc bạn bắt đầu tạo dàn ý nội dung. Bước đầu tiên trong quá trình này là sắp xếp các tiêu đề của bạn.
Mỗi tiêu đề nên tương ứng với mục nghiên cứu chính kết hơp với thuật ngữ chính. Thậm chí một vài phần có thể gồm một số mục từ People Also Ask Section của SERP.
Dòng tiêu đề H1 trên đầu trang nên tương ứng với mục tìm kiếm chính của bạn. Tiếp đến là phần giới thiệu của bạn. Sau phần giới thiệu thì mọi phần khác sẽ là tiêu đề số H2.
Các phần phụ khác nhau của nội dung H2 được đưa vào làm tiêu đề H3. Nếu cần, H4 sẽ là phần phụ của tiêu đề H3, và cho đến H5 và H6.(mặc dù bạn không chắc bạn sẽ cần những tiêu đề đó)
Một khi bạn có những tiêu đề, bạn chính thức có cấu trúc của dàn ý. Bây giờ, bạn có thể bắt đầu tổ chức thông tin cả bạn.
Bước 4: Viết phần giới thiệu và phần kết luận
Trước khi bạn bắt đầu điền thông tin ở dưới tiêu đề, thì đó là một ý tưởng tốt để viết phần giới thiệu và kết luận của bạn.
Mặc dù phần còn lại của dàn ý sẽ ở dạng dấu đầu dòng,nhưng chúng tôi luôn tìm thấy rằng bạn nên viết đủ hai phần.
Hãy nhớ, phần mở bài hoặc kết bài không quá 150 từ. Sẽ không sao khi bạn viết ít hơn hay nhiều hơn. Chúng là con đường ra và vào tới bài viets vì vậy chúng không cần quá dài.
Pro Tip: Reusable Writing Templates(các bảng mẫu viết tái sử dụng)
Những ứng dụng viết tốt nhất cũng có nhiều tính năng cho phép bạn tạo các mẫu dàn ý để sử dụng lại giúp ,tiết kiệm thời gian quý báu cho mỗi bài viết mới.
Introduction(phần giới thiệu)
Khi bạn viết phần giới thiệu, hãy trình bày những khó khăn của khán giả mà bạn sẽ giải quyết. Bạn không được bối rối trước khi nói về cách bạn sẽ giải quyết vấn đề.
Bạn cũng muốn đưa ra luận điểm trong phần giới thiệu. Một thứ gì đó rất đơn giản như, “trong bài báo này, bạn sẽ….; làm việc tốt hơn.
công việc của bạn trong phần này là thu hút độc giả và kéo họ xuống trang.
Một ý tưởng tuyệt vời khác là liệt kê H2 của bạn ở bất kỳ ở đâu trên phần giới thiệu, giúp cho độc giả biết về những gì họ đang trải nghiệm.
Conclusion(phần kết luận)
Trong phần kết luận bạn phải tóm tắt mọi thứ một cách chính xác mà độc giả đã nghiên cứu, đặt dấu chấm câu cuối cùng cho các lập luận mà bạn trình bày một cách hùng hồn.
Đây cũng là nơi bạn kêu gọi hành động, nếu bạn đang sử dụng chúng. Bạn nên dán nhãn CTA của bạn trên dàn ý.
Bước 5: đặt thông tin dưới những tiêu đề
Đã đến lúc thu thập thông tin nghiên cứu của bạn và đặt chúng dưới những tiêu đề thích hợp. Đây là nơi bạn bắt đầu hình thành sườn và chi tiết bài viết của bạn.
Đặt thông tin theo thứ tự tự nhiên, một thứ gì đó chuyển ý này đến ý khác. Hãy đảm bảo tất cả các thông tin bạn đưa vào đều cung cấp các giải pháp cho những khó khăn khác nhau mà bạn nghiên cứu.
Cơ bản cho câu chuyện nên được dẫn chứng rõ ràng bằng cách xem xét dữ liệu của bạn. Con đường để nâng cao năng lực nội dung bắt đầu trong dàn ý. Nếu bạn làm nó một cách chính xác, thì quá trình bản nháp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Với những thông tin rõ ràng được trình bày thông minh thì bản nháp sẽ bao gồm những kết nối những khó khăn khác nhau với bản sao.
Bước 6: tìm kiếm thống kê và tạo liên kết
Statistics are used in 57% of blog posts, and for good reason. A strong statistic can help you prove your point.
Số liệu Thống kê được sử dụng cho 57% bài đăng blog và cho những lý do chính đáng. Một số liệu thống kê rõ ràng giúp bạn chứng minh quan điểm của mình
Hãy đảm bảo rằng số liệu thống kê bạn đưa vào dàn ý kéo dài ít nhất 2 năm. Nếu bạn đưa những dữ liệu không liên quan vào bài viết của bạn thì bạn sẽ không giúp được bất kỳ ai.
Số liệu Thống kê và bao gồm các link đến nguồn của bạn ở dưới như một gạch đầu dòng., Điều này giúp bạn tạo các liên kết bên ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn thực hiên các bản nháp sau đó.
Hãy đảm bảo bạn đã tham khảo một số nội dung nội bộ cũng như liên kết đến các phần.
Bước 7: tìm hình ảnh
Đã đến lúc đưa hình ảnh của bạn vào. Hơn 93% blog gồm nhiều dạng truyền thông tầm nhìn. Hơn 47% trong chúng sử dụng từ hai đến ba hình ảnh cho mỗi bài. Tùy thuộc vào độ dài của bài viết mà bạn có thể thêm nhiều hơn nếu bạn muốn.
Nếu bạn viết 1000 từ thì ba ảnh là nhiều. Nếu bạn muốn một bài viết dài hơn với 2000 từ thì bạn sẽ muốn thêm năm đến bảy ảnh để minh họa cho các ý chính của bạn.
Các Nghiên cứ cho thấy rằng việc sử dụng hình ảnh trong các bài đăng blog sẽ thu hút 94% lượt xem trung bình.
Hình ảnh nên được đưa vào dàn ý nội dung. Nếu bạn sử dụng hình ảnh bên ngoài, dán chúng vào dàn ý và các liên kết như một dấu gạch đầu dòng phụ dưới mỗi mục chính.
Nếu bạn tạo ra hình ảnh cho riêng bạn, thì hãy viết tóm tắt hình ảnh trên dàn ý của bạn.
Đây có thể là một tài liệu riêng biệt hoặc đưa vào phía dưới dàn ý.
Hãy mô tả những gì bạn muốn làm với mỗi hình ảnh trong tóm tát nội dung và dán ngược hình ảnh vào để nhắc nhở bản thân cái bạn đang làm với nó. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn thuê ngoài một bộ phận hội họa- họ không thể đọc được suy nghĩ của bạn.
Tóm lại
Marketing nội dung tốt nên là một phần chính của bất cứ chiến lược marketing kỹ thuật số nào. 77% mọi người đọc blog online, và các doanh nghiệp nhỏ gồm các bài viết blog trong thông điệp của họ nhận thấy mức tăng trưởng khách hàng tiềm năng nhiều hơn 126% so với một tổ chức khác hoàn toàn bỏ qua phương tiện này.
Cho dù có khả năng viết hay bạn là một chuyên gia về chủ đề thì cách tốt nhất để tiếp cận sáng tạo nội dung là tạo dàn ý cho những ý tưởng chính của bạn trước khi thực hiện bản nháp cuối cùng.
Bằng cách thực hiện theo từng bước, bạn sẽ nâng cao kiến thức về các chủ đề và tạo một quá trình nội dung cho bạn làm việc và tạo ra một bản nháp dễ dàng hơn. Mội khi bạn hoàn thành xong bản nháp, bạn sẽ tìm kiếm các công cụ hữu ích như Wordable giúp biến sự đầu tư của bạn thành lưu lượng truy cập.
Wordable cho phép bạn đăng nội dung một cách trực tiếp từ Google vào CMS của bạn mà không tốn thời gian. Hãy bắt đầu với trải nghiệm miễn phí từ Wordable ngay ngày hôm nay nhé.