Ngày nay, tình trạng đạo nhái, ăn cắp “chất xám” ngày càng tràn lan trên thị trường. Do đó, để chứng minh được chủ sở hữu thương hiệu và đồng thời cũng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng đánh cắp thương hiệu thì điều quan trọng nhất cần phải làm là đăng ký thương hiệu. Nếu bạn còn đang loay hoay không biết phải làm gì để đăng ký bảo hộ thương hiệu thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Đăng ký thương hiệu là gì?
Thương hiệu là dấu hiệu để phân biệt các loại hàng hóa và doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ, cùng là xe máy nhưng hãng Honda sẽ khác với Hãng Yamaha. Đây sẽ là yếu tố quyết định đến lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.
Nhãn hiệu ( logo, biểu tượng thương hiệu) là con số, hình ảnh, dấu ấn đặc trưng,…dùng để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Như vậy, đăng ký thương hiệu là việc đăng ký chính chủ thương hiệu của bạn với Nhà nước được thể hiện trực tiếp thông qua văn bản hành chính. Nó quan trọng cực kỳ trong quá trình định vị thương hiệu và quản trị thương hiệu nhằm bảo vệ bạn khỏi bị kẻ xấu lợi dụng tên thương hiệu để làm việc khác.
2. Tại sao cần phải đăng ký thương hiệu?
Để có thể lauching sản phẩm thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là hết sức cần thiết bởi các lý do sau đây:
- Là bằng chứng chứng minh chủ sở hữu thương hiệu.
- Được sử dụng độc quyền thương hiệu trên phạm vi đất nước
- Tránh bị kẻ xấu ăn cắp ý tưởng, “đạo nhái” thương hiệu
- Phân biệt được với các thương hiệu khác trên thị trường
- Tạo lợi thế cạnh tranh
- Tạo được sự tin tưởng của khách hàng hơn trong quá trình sử dụng sản phẩm,dịch vụ của thương hiệu
- Kinh doanh hợp pháp
3. Các điều kiện để thương hiệu được bảo hộ độc quyền
Theo mục số 3, điều số 72, thương hiệu được đăng ký bảo hộ khi đủ hai điều kiện sau:
- Là dấu hiệu dưới dạng chữ, số, hình ảnh, biểu tượng… mang một hoặc nhiều màu sắc
- Phân biệt được với sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa với các chủ sở hữu khác
4. Các bước đăng ký thương hiệu
Từ năm 2022, quy trình đăng ký thương hiệu đã có một vài thay đổi, cụ thể như sau:
Bước 1: Lựa chọn thương hiệu ( nhãn hiệu) cần đăng ký bảo hộ
Đầu tiên, cá nhân/doanh nghiệp cần thiết kế thương hiệu để gắn lên sản phẩm.
Cần lưu ý là khi lựa chọn tên thương hiệu nên tra cứu trước để xem tên đó có bị trùng hay không. Sau khi xác nhận chưa có người đăng ký thì mới tiến hành thiết kế tùy theo mục đích kinh doanh.
Lưu ý việc đặt tên thương hiệu cũng rất quan trọng để khách hàng nhớ đến mình. Hãy xem ngay các lỗi đặt tên thương hiệu cần tránh khi đặt tên nhé.
Bước 2: Phân nhóm sản phẩm
Một nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho một hoặc nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ ( Theo Luật sở hữu trí tuệ) và phân thành 45 nhóm để đăng ký thương hiệu.
Trong đó, từ nhóm 1-34 là nhóm sản phẩm và nhóm 35- 45 là nhóm dịch vụ. Mỗi một thương hiệu khi đăng ký bảo hộ thì bắt buộc phải gắn với một nhóm dịch vụ hoặc sản phẩm. Ví dụ, hãng xe Honda được phân vào nhóm 12 về ô tô ( nhóm sản phẩm), thương hiệu Circle K được phân vào nhóm cửa hàng tiện lợi ( nhóm dịch vụ hàng hóa)
Bước 3: Tra cứu đăng ký nhãn hiệu
Trước khi thiết kế, bạn cần tra cứu để xem thử tên thương hiệu đó đã được đăng ký trước đó hay chưa. Nếu chưa hoặc có khả năng đăng ký cao thì cần tiến hành đăng ký trước.
Để tiến hành tra cứu, có thể áp dụng cách sau:
- Tra cứu trên google: Bằng cách gõ tên thương hiệu để xem có kết quả nào hiện ra hay không
- Tra cứu trực tuyến của cục SHTT theo địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Đây là hai cách tra cứu miễn phí nhưng không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.
Bước 4: Gửi đơn đăng ký thương hiệu lên Cục sở hữu trí tuệ
Theo điều 105 của Luật SHTT, đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tài liệu, thông tin xác định thương hiệu cần bảo hộ phải bao gồm mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng thương hiệu chứng nhận.
- Mẫu nhãn hiệu phải làm rõ các yếu tốc tạo thành, ý nghĩa
- Hàng hóa cần bảo hộ phải được phân nhóm theo Thỏa ước Ni-xơ
Bước 5: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
Đây là một giai đoạn khá dài, thường sẽ từ 15-20 tháng
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu
Sau khi đã thẩm định xong, Cục SHTT sẽ thông báo kết quả về đơn đăng ký thương hiệu của bạn có đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ hay không.
Thông thường, giấy đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm và có thể gia hạn thêm sau đó.
5. Chi phí đăng ký thương hiệu là bao nhiêu?
Căn cứ theo thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về lệ phí sở hữu công nghiệp ngày 14 tháng 11 năm 2016, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 như sau:
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường cho một nhóm hàng hóa, dịch vụ
- Phí nộp đơn: 150.000 vnđ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 vnđ
- Phí tra cứu nhãn hiệu: 180.000 vnđ
- Phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 vnđ
- Phí công bố nhãn hiệu: 120.000vnđ
Trên đây là chi phí đăng ký thương hiệu cho một nhóm hàng hóa. Do đó, sẽ có sự thay đổi khi doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm, hàng hóa hoặc có mong muốn nhận quyền ưu tiên.
6. Những lưu ý khi đăng ký thương hiệu