Vào tháng 12 năm 2022, Google đã đưa EAT lên một tầm cao mới bằng cách bổ sung thêm một “E” nữa và điều chỉnh nó thành EEAT: Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness, and Experience. Sau đây, Thegioimarketing sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về EEAT SEO, khai thác ý nghĩa và sức ảnh hưởng của EEAT đến chiến lược SEO. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ khám phá cụ thể hơn về “EEAT” và làm thế nào chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc này để cải thiện sự hiện diện trực tuyến của chúng ta một cách thể hiện rõ ràng hơn trong mắt của Google và người dùng.
1. EEAT SEO là gì?
EEAT là một khái niệm mới mẻ trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đặc biệt là liên quan đến cách Google đánh giá chất lượng và xếp hạng các trang web. Nó được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở của EAT SEO.
EEAT là từ viết tắt từ các yếu tố tạo nên nó, cụ thể như sau:
- E – Experience (trải nghiệm người dùng):
Đây là yếu tố hoàn toàn mới được phát triển dựa trên EAT, người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm của mình sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ bằng các comment, đăng tải bài viết, cảm nhận trên website.
Khi nội dung nhắc đến trải nghiệm về sản phẩm và dịch vụ, người xem sẽ đánh giá cao những bài viết mang lại những cảm nhận chân thật nhất. Họ sẽ ưu tiên những nội dung mà tác giả đã thực sự sử dụng sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân. Điều này liên quan đến việc chia sẻ những trải nghiệm thực tế và mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm.
- E – Expertise (Chuyên môn):
Tiêu chí này áp dụng cho website liên quan đến việc thể hiện kiến thức chuyên môn và sự am hiểu về các chủ đề hoặc nội dung mà trang web hướng tới. Trang web cần thể hiện rõ ràng nội dung được xây dựng từ những người có kiến thức chuyên môn về chủ đề.
- A – Authoritativeness (Thẩm quyền):
Authoritativeness là độ có thẩm quyền của cá nhân hoặc tổ chức tạo ra nội dung, để thỏa mãn tiêu chí này, nội dung trên trang web hoặc người tạo nội dung cần có thẩm quyền và uy tín đối với nội dung, chủ đề đó. Nếu bạn đang là một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực cụ thể và trang web của bạn chuyên về một chủ đề nhất định, thì bạn sẽ đáp ứng một phần quan trọng của yếu tố này.
Trong bối cảnh này, “thẩm quyền” đề cập đến khả năng hiểu biết sâu rộ và kiến thức chuyên môn vững chắc mà người tạo ra nội dung phải có. Sự thẩm quyền này được thể hiện qua việc cung cấp thông tin chính xác, được kiểm chứng, và có khả năng giải thích một cách rõ ràng và có cơ sở về chủ đề. Điều này tạo sự tin tưởng và sự kính trọng từ phía người đọc hoặc người sử dụng trang web.
- T – Trustworthiness (Đáng tin cậy):
Điểm này đề cập đến việc tạo niềm tin và đáng tin cậy cho người dùng. Tăng cường độ tin cậy là mục tiêu quan trọng của EEAT SEO, đây được coi là yếu tố quan trọng nhất của EEAT SEO, bổi nếu bạn làm tốt các yếu tố khác nhưng độ tin cậy của bạn không cao sẽ không thể mang đến lòng tin cho khách hàng cũng như các thuật toán của Google
2. Sự khác biệt giữa EEAT và EAT
Sự khác biệt rõ rệt giữa EEAT và EAT đến từ việc thêm yếu tố Experience – trải nghiệm người dùng. Nếu như trước đây EAT chỉ tập trung vào tính chuyên môn, uy tín, độ tin cậy của nội dung và tác giả, thì nay EEAT mở rộng thêm bằng cách xem xét cả trải nghiệm người dùng.
3. Tại sao cần có yếu tố EEAT trong SEO
EEAT giữ vai trò quan trọng trong mọi dự án SEO, khi bạn đáp ứng được các tiêu chí mà EEAT đề ra sẽ góp phần làm tăng thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Nguyên nhân là vì Google đánh giá trang web của bạn là đáng tin cậy và tuân thủ các tiêu chuẩn hợp pháp. Các nội dung trên trang web được thiết kế để bảo vệ người dùng khỏi bất kỳ sự điều hướng có hại nào. Điều này đảm bảo chất lượng nội dung đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng.
Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của internet, việc xây dựng và duy trì EEAT giúp trang web nổi bật và cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ. Các trang web có khả năng thể hiện sự chuyên môn và đáng tin cậy thường thu hút nhiều sự chú ý hơn từ phía người dùng và từ công cụ tìm kiếm.
4. Các cách tối ưu website theo EEAT SEO
Không thể phủ nhận rằng, việc thực hiện SEO dựa trên tiêu chí EEAT mang hiệu quả đáng kể cho bất kỳ trang web nào. Sau đây là một số cách thức có thể áp dụng để tận dụng triệt để hiệu quả mà EEAT mang lại:
Tạo trang tác giả:
Một cách quan trọng để xây dựng uy tín cho nội dung là tạo các trang tác giả cho từng bài viết trên trang web. Trang tác giả cung cấp kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cá nhân và sự uy tín của người tác giả. Hình ảnh minh chứng, bằng cấp và liên kết đến nguồn thông tin chi tiết có thể được cung cấp để xác thực.
Ví dụ, nếu trang web chủ yếu về Digital Marketing, việc tạo trang tác giả sẽ giúp tạo mô tả rõ ràng về học vấn và kinh nghiệm của người viết. Liên kết đến các bài viết và công trình nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực có thể thêm vào sự đáng tin cậy.
Thông qua việc cung cấp thông tin xác thực và tương thích, bạn xây dựng niềm tin và uy tín cho trang web. Điều này giúp người dùng tin tưởng và đánh giá cao nội dung của bạn, cùng với việc xây dựng hình ảnh chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng.
Xây dựng nội dung chính xác:
Việc xây dựng nội dung chính xác đòi hỏi sự tập trung vào thông tin chính xác và đáng tin cậy. Đảm bảo rằng mỗi bài viết hoặc trang web được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi xuất bản. Cung cấp nguồn tham khảo rõ ràng và kiểm tra tình xác thực của thông tin trước khi đưa vào nội dung. Bằng cách đảm bảo tính chính xác, bạn xây dựng uy tín cho trang web và thu hút sự tin tưởng từ người đọc.
Cập nhật nội dung liên tục
Cập nhật nội dung thường xuyên giúp duy trì tính mới mẻ và hấp dẫn cho trang web. Thông tin lỗi thời có thể làm giảm độ tin cậy và uy tín của trang. Đảm bảo rằng bạn theo dõi các xu hướng mới và phản ánh những thay đổi trong ngành của mình. Bằng cách cung cấp thông tin mới nhất và hữu ích, bạn không chỉ làm cho trang web trở nên hấp dẫn hơn mà còn tạo cơ hội để người dùng trở lại thường xuyên.
Quảng bá nội dung web:
Việc quảng bá nội dung website đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự hiện hiện và độ tin cậy. Chia sẻ nội dung của bạn qua các kênh truyền thông xã hội, diễn đàn ngành hoặc các cộng đồng chuyên môn. Điều này không chỉ tăng khả năng nhận diện của trang web mà còn thể hiện tính uy tín và chuyên môn.
Đặt link nguồn tham khảo:
Khi viết các bài viết trên website, việc gắn thêm các đường link tham khảo là một cách quan trọng để xác minh và nâng cao tính đáng tin cậy của nội dung. Bạn có thể thêm liên kết đến các bài viết khác trên trang web của bạn, chẳng hạn như bài viết cung cấp thêm thông tin chi tiết hoặc đi sâu vào một khía cạnh cụ thể. Điều này giúp độc giả có cơ hội khám phá thêm về chủ đề và tạo sự liên kết giữa các nội dung trên trang web của bạn.
Chia sẻ các nội dung có tính trải nghiệm cao:
Việc chia sẻ thông tin về một chủ đề đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực đó. Những bài viết, hướng dẫn hoặc chia sẻ kinh nghiệm từ những người đã từng trải qua những tình huống thực tế sẽ tạo ra sự liên kết mạnh mẽ với độc giả. Những thông tin được tạo ra từ nguồn có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộ sẽ được đánh giá cao hơn về tính chất chất lượng và giá trị.
Khuyến khích độc giả tương tác và để lại đánh giá sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ:
Khuyến khích độc giả tham gia tương tác và để lại đánh giá là một cách hiệu quả để tạo dựng uy tín và đáng tin cậy cho trang web của bạn. Những đánh giá tích cực từ khách hàng thể hiện sự hài lòng và độ tin cậy đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Google cũng đánh giá cao sự tương tác tích cực từ độc giả, qua đó tăng cường hiệu quả EEAT. Hơn nữa, nên khuyến khích chia sẻ bài viết trên mạng xã
hội. Hành động này chứng tỏ nội dung bạn tạo ra đáng chia sẻ và có giá trị. Để thúc đẩy tương tác này, hãy đảm bảo trang web có các nút kêu gọi hành động hấp dẫn, khuyến khích độc giả tham gia và chia sẻ thông tin.
Xây dựng thương hiệu cá nhân:
Để trở thành một chuyên gia đáng tin cậy trong lĩnh vực của mình và thu hút sự tin tưởng từ người dùng, việc cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng là điều cốt yếu. Xây dựng thương hiệu cá nhân đóng góp quan trọng trong quá trình này.
Không cần phải phức tạp hay quá lớn, thương hiệu cá nhân cần phản ánh tính cách và giá trị mà bạn muốn truyền tải. Bạn cần đảm bảo thương hiệu cá nhân phát triển liên tục mà không ảnh hưởng xấu đến người khác. Với mạng xã hội phát triển, có nhiều cách để xây dựng và thể hiện thương hiệu cá nhân. Tập trung và thường xuyên cập nhật thương hiệu này sẽ giúp tăng chỉ số EEAT của trang web một cách hiệu quả.
Xây dựng và thiết kế website
Thiết kế website có vai trò quan trọng trong việc thể hiện và tăng cường yếu tố EEAT trong SEO. Việc có một giao diện thân thiện, dễ sử dụng và trải nghiệm người dùng tốt đóng góp tích cực vào việc xây dựng độ tin cậy và uy tín cho trang web của bạn.
Hiển thị thông tin liên hệ
Hiển thị thông tin liên hệ đầy đủ trên trang web đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo độ tin cậy và uy tín. Điều này thể hiện trang web thuộc về một công ty thực sự, có địa chỉ và đội ngũ nhân viên thực tế, cam kết mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
Thông tin liên hệ đầy đủ giúp người dùng dễ dàng tương tác với website của bạn. Họ có thể tìm thấy thông tin để liên hệ hoặc tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Điều này tạo sự tin tưởng và đáng tin cậy từ người dùng, củng cố mối quan hệ và nâng cao độ tin cậy của trang web.
Trên con đường không ngừng phát triển và cải thiện chiến lược SEO, EEAT đã chứng tỏ vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng và duy trì chất lượng, uy tín và giá trị của một trang web. Khi bạn áp dụng và hoàn thành các yếu chí Experience, Expertise, Authoritativeness và Trustworthiness vào chiến lược của mình, bạn đã và đang phát triển nền tảng cho người dùng có được sự trải nghiệm tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi để thăng hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm hàng đầu.
Thegioimarketing hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về EEAT, cách áp dụng và tối ưu hóa nó cho website của bạn. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng nhau khám phá thêm về những chiến lược SEO hiệu quả và các xu hướng mới trong ngành.