Là một chuyên gia SEO đang cạnh tranh trong môi trường kinh cực kỳ khốc liệt, bạn muốn biết sự nổi bật từ họ? Cách họ làm thế nào để nhận được sự “ưu ái” từ Google? Nếu bạn còn đang chật vật với vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phân tích website đối thủ một cách hiệu quả để xây dựng chiến lược SEO mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao.
Tại sao cần phân tích website đối thủ?
Trước khi bắt đầu bước vào phân tích một vấn đề cụ thể, bạn cần nhận thức rõ tầm quan trọng của của nó, phân tích website đối thủ cũng không ngoại lệ:
Hiểu rõ thị trường và mức độ cạnh tranh
Mặt khác, việc phân tích này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường và mức độ cạnh tranh trong ngành. Thông qua đó, bạn sẽ biết được ai là những đối thủ chính diện, đang có xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm và có lượng traffic lớn. Điều này giúp bạn hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh và xác định những vùng trống cơ hội để tận dụng.
Ngày nay, website “mọc” lên như nấm, đối thủ của website chúng ta đồng thời tăng đáng kể. Vì vậy việc phân tích đối thủ là một công cụ đắc lực để chúng ta nắm hạ diệt đối thủ và xác định, tận dụng được các vùng cơ hội còn trống
Định hình chiến lược SEO của đối thủ:
Khi phân tích, bạn có thể hiểu họ đang thực hiện chiến lược SEO như thế nào. Bạn có thể xác định và khai thác bộ từ khóa mà đối thủ đang sử dụng/hướng đến để thu hút traffic. Từ đó, xây dựng chiến lược SEO của riêng mình với các bộ từ khóa có khả năng giúp trang web của bạn tăng hạng trong kết quả tìm kiếm.
Tìm ra điểm mạnh và yếu của đối thủ:
Khi phân tích đối thủ, bạn có thể nhận ra và học hỏi điểm mạnh của họ trong quá trình tối ưu hóa trang web. Đồng thời, nắm bắt điểm yếu, điều này có thể giúp bạn tránh sai phạm trọn tương lai; mở ra cho bạn cơ hội cạnh tranh, biến điểm yếu của họ thành điểm mạnh của mình và đưa ra chiến lược tốt hơn.
Các bước phân tích website đối thủ
Xác định đối thủ cạnh tranh
Đầu tiên, bạn cần xác định những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của mình.
- Đối thủ trực tiếp là những trang web cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như bạn.
- Đối thủ gián tiếp là những trang web có nội dung tương đồng hoặc liên quan mà có thể cạnh tranh với bạn (ở hiện tại hoặc tương lai) trong kết quả tìm kiếm.
Khi xác định đối thủ cạnh tranh, hãy lưu ý rằng việc phân tích cũng cần dựa trên các yếu tố cụ thể của thị trường mà bạn đang hoạt động, vùng địa lý và lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Thu thập dữ liệu về từ khóa
Từ khóa là yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO. Gợi ý cho bạn sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, SEMrush hoặc Ahrefs để tìm hiểu các từ khóa mà đối thủ đang sử dụng để định hướng nội dung của họ.
Tối ưu hóa từ khóa: Xem xét cách đối thủ sử dụng từ khóa trong nội dung của họ. Hãy tìm hiểu cách họ sử dụng từ khóa trong tiêu đề, mô tả, văn bản chính và các thẻ meta. Hãy so sánh, tìm hiểu sự khác nhau giữa từ khóa của mình và đối thủ.
Phân tích nội dung của đối thủ
Xem xét nội dung của đối thủ để hiểu cách họ đưa ra thông tin và tối ưu hóa từ khóa. Điều này giúp bạn tìm ra xu hướng nội dung hiện tại và tìm cách tạo ra nội dung tốt hơn.
– Kiểu nội dung: Xác định các loại nội dung mà đối thủ đang sử dụng, chẳng hạn như bài viết blog, hướng dẫn, video, infographic, và cách họ tạo ra sự tương tác với người đọc.
– Chất lượng nội dung: Đánh giá tính chất, sự sáng tạo và giá trị của nội dung của đối thủ. Hãy cân nhắc việc họ cung cấp thông tin chi tiết, chất lượng hình ảnh, kiến thức chuyên môn, và cách họ giải quyết các vấn đề của người dùng.
– Tương tác người dùng: Đo lường mức độ tương tác của người dùng với nội dung của đối thủ, như lượt xem, lượt chia sẻ và lượt bình luận.
Phân tích lưu lượng truy cập của website với các yếu tố: lượng truy cập, số trang mà người dùng xem trong một truy cập, thời gian trung bình truy cập web, tỷ lệ rời trang là bạo nhiêu.
Dựa trên thông tin thu thập được, bạn có thể có tổng quát được tình hình tăng trước traffic hiện tại của đối thủ, xem xét khả năng cạnh tranh của họ. Đồng thời bạn có thể xây dựng một kế hoạch nội dung với các chủ đề chính, từ khóa và hình thức nội dung phù hợp với mục tiêu của bạn.
Công cụ phân tích traffic từ website đối thủ cạnh tranh
Xem xét cấu trúc trang web của đối thủ
Cấu trúc trình bày nội dung trang web ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và cách Google đánh giá trang web của bạn. Bạn có thể tham khảo cách bố trí nội dung từ những trang web có thứ hạng xếp hạng cao:
– URL: Xác định cấu trúc URL của đối thủ. Hãy chú ý xem liệu họ sử dụng các từ khóa trong URL hay không.
– Tốc độ tải trang: Kiểm tra tốc độ tải trang của đối thủ. Tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web vì nó ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.
– Đặt ra hàng loạt câu hỏi:
- Họ có tạo trang cho mỗi sản phẩm, ngành, dịch vụ hay tất cả?
- Họ có những CTA nào trên trang web của họ? Họ cung cấp thông tin liên hệ nào như SĐT, email hay khác không?
- Họ có tặng quà miễn phí không?
- Website có tính năng trò chuyện trực tiếp trên trang web không? (Nếu có thì đó là người thật hay chatbot?_
- Họ có bộ phận hỗ trợ làm việc hoạt động 24/7 không, họ có hứa sẽ gửi email lại trong vòng 24 giờ không – tất cả đều là thông tin tốt và tất cả đều có thể được sử dụng để giúp bạn thành công.
- Cấu trúc trang: Điều hướng trên trang của đối thủ như thế nào? Họ có sử dụng các thẻ header (H1, H2, H3…) đúng cách để định vị nội dung của họ?
Một cách nữa giúp bạn đánh giá website của của đối thủ là xem đánh giá từ khách hàng của họ. Điều này có thể bị sai lệch bởi khách hàng ảo, nhưng nó thật sự khác hữu ích
Xác định cơ hội cải thiện
Dựa trên việc phân tích điểm mạnh và yếu của đối thủ, xác định các cơ hội cải thiện và thúc đẩy chiến lược SEO của bạn. Có thể là tối ưu hóa nội dung, xây dựng backlink, tăng cường mạng xã hội hoặc cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn.
Các công cụ hỗ trợ phân tích website đối thủ
Để có thể hỗ trợ bạn trong công cuộc phân tích này, bạn có thể sử dụng một số công cụ hữu ích sau:
- Google Keyword Planner: Công cụ từ khóa miễn phí của Google giúp bạn tìm kiếm từ khóa liên quan và thống kê lượt tìm kiếm hàng tháng của từng từ khóa.
- SEMrush: Công cụ SEO toàn diện giúp bạn phân tích từ khóa, backlink, và hoạt động quảng cáo của đối thủ.
- Ahrefs: Công cụ SEO chuyên sâu giúp bạn kiểm tra backlink và chất lượng liên kết của trang web.
- SimilarWeb: Công cụ phân tích trang web giúp bạn xem lưu lượng truy cập và nguồn traffic của đối thủ.
- Buzzsumo: Công cụ phân tích nội dung cho phép bạn tìm kiếm nội dung phổ biến và chia sẻ trên mạng xã hội của đối thủ.
Bạn đã sẵn sàng tham gia quá trình phân tích website đối thủ chưa chưa? Biết cách phân tích là một chuyện, nhưng việc phân tích có hệ thống sẽ làm cho quá trình của bạn diễn ra nhanh và thành công hơn. Hãy luôn cập nhật và điều chỉnh chiến lược của mình để đảm bảo sự thành công trong cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ trên thị trường SEO. Quan trọng hơn cả, hãy đặt khách hàng và người dùng là trung tâm của chiến lược của bạn để tạo ra nội dung giá trị và trải nghiệm tốt nhất cho họ.
Nếu cần giải đáp bất cứ thắc mắc, xin vui lòng để lại thông tin dưới phần đề xuất, chúng tôi sẽ sớm liên hệ bạn!