Việc bán hàng online nói chung, bán hàng trên Facebook nói riêng từ xưa đến nay luôn được coi là vấn đề tự phát, hoàn toàn tự do và hầu như không có sự quản lý. Gần đây có nhiều thông tin về việc các Bộ đang đưa các dự thảo về việc thu thuế và yêu cầu đăng ký kinh doanh với các cá nhân bán hàng trên mạng. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu sâu xa vấn đề này.
Thực tế việc quản lý bán hàng online trước đây
Trong những năm gần đây, việc kinh doanh, buôn bán qua các trang mạng xã hội hay các trang thương mại điện tử chưa bao giờ trở nên đơn giản và dễ dàng như vậy. Chỉ cần một tài khoản trên các diễn đàn hoặc trên mạng xã hội, bạn hoàn toàn có thể rao bán, quảng cáo bất cứ loại hình hàng hóa nào bạn đang sở hữu hoặc có nhu cầu trao đổi.
Việc buôn bán này diễn ra rất đơn giản, phụ thuộc sự xem hàng nhận tư vấn của người mua và giá cả hợp lý từ người bán, không cần bỏ nhiều vốn, không cần mặt bằng cũng càng không cần các cửa hàng cửa hiệu đắt đỏ, vẫn thu về nguồn thu nhập đáng kể.
Điều đáng nói ở đây, trong thời gian này, việc quản lý với các cá nhân, tập thể kinh doanh online vẫn còn khá hạn chế nên hầu như không có sự tham gia của pháp luật (trừ trường hợp kinh doanh các mặt hàng cấm), các hình thức thu thuế và đăng ký kinh doanh cũng còn khá xa lạ.
Có cần đăng ký kinh doanh khi bán hàng online?
Pháp luật quy định cụ thể như thế nào về trường hợp này? Cụ thể, theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, người bán hàng trên mạng xã hội không phải đăng ký website với Bộ Công Thương. Trừ trường hợp người bán hàng đứng ra mở các website thương mại điện tử bao gồm:
- Website cho phép người tham gia được mở ra các gian hàng, trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Website cho phép người tham gia được lập ra các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Trong các trường hợp trên đây, chủ sở hữu các hoạt động kinh doanh website sẽ phải tuân thủ các quy định về trách nhiệm của người bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử ( ví dụ đăng ký kinh doanh, nộp thuế…)
Tuy nhiên, theo những thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), có thể những người tham gia loại hình kinh doanh online, trước hết là bán hàng qua facebook có thể sẽ phải đăng ký kinh doanh.
Lý giải điều này, đại diện lãnh đạo ngành Thuế nhìn nhận sở dĩ có thể phải tiến hành đăng ký kinh doanh với các hình thức online này để giảm thiểu tối đa các tình trạng trốn thuế (điều diễn ra rất phổ biến ở nước đang phát triển như Việt Nam), tạo mội trường công bằng, bình đẳng với những doanh nghiệp truyền thống khác. Tuy nhiên, những cá nhân bán hàng trên fanpage chắc chắn sẽ không bị đánh các loại thuế như thuế giá trị gia tăng (VAT) hay thuế nhập khẩu.
Về mặt pháp luật hiện chưa có một thông cáo chính xác và cụ thể về các quy định trên. Tuy nhiên, những người đang tham gia bán hàng online, đặc biệt là những người có nguồn thu nhập chính từ những việc buôn bán này nên cập nhật thường xuyên những quy định mới nhất liên quan, nhằm đảm bảo sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất. Nếu trong trường hợp có quy định chính xác phải đăng ký kinh doanh, cũng nên nghiêm túc chấp hành để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và kinh doanh bền vững.
Bán hàng online hiện đang là hình thức kinh doanh phổ biến với hầu hết tất cả đối tượng sử dụng internet, đem lại nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định. Vậy với hình thức này, đã bao giờ bạn tự hỏi, bán hàng online liệu có cần đóng thuế? Nếu có thì mức đóng là bao nhiêu? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thêm thông tin giúp bạn.
Vì sao bán hàng online cần đóng thuế?
Có lẽ đây sẽ là câu hỏi khá quen thuộc với nhiều người sử dụng và đang kinh doanh dịch vụ thông qua Facebook nói riêng và các trang thương mại điện tử khác nói chung. Bởi lẽ, buôn bán online vừa không sử dụng bảng biểu thương hiệu, không tốn diện tích mặt bằng, vậy tại sao lại phải đóng thuế? Câu trả lời dựa trên hai nguyên nhân chính sau:
Về nghĩa vụ
Theo chia sẻ của đại diện Tổng cục Thuế: Việc quản lý thu nhập hay quản lý thuế đối với các cá nhân, tổ chức chỉ nhằm đảm bảo người kinh doanh nhận thức rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình chứ không phải vì tăng thu nhập.
Cụ thể hơn, Theo Luật quản lý thuế, bất kỳ ai là công dân Việt Nam hay sinh sống tại Việt Nam, đã thực hiện kinh doanh là phải thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Do đó, những cá nhân tham gia buôn bán online cũng được tính là một hình thức tham gia kinh doanh và dĩ nhiên, họ phải đóng thuế.
Về sự công bằng
So với những hộ buôn bán nhỏ lẻ, có sử dụng mặt bằng, họ phải thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về đăng ký kinh doanh và mức thuế, do vậy mức giá của họ thường sẽ chênh lệch ít nhiều so với các cá nhân buôn bán không cần sử dụng nhiều vốn trên các mạng điện tử. Do vậy, để đảm bảo sự công bằng và cân đối các quy luật chi phối thị trường. Dĩ nhiên, mức tính thuế sẽ được linh hoạt tùy từng đối tượng.
Mức thuế quy định cụ thể với hình thức bán hàng online
Thuế suất bán hàng trên Facebook từ 0,5% – 5%/ doanh thu. Cụ thể, với mức thuế suất hiện hành vừa được Cục thuế TP Hồ Chí Minh công khai:
Trước hết, đối tượng có nghĩa vụ đăng ký thuế bao gồm: bán hàng hóa, dịch vụ thông qua mạng internet, mạng xã hội và các hình thức thương mại điện tử khác có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.
Các loại thuế, phí phải nộp bao gồm lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có)…Cụ thể, người phân phối, cung cấp hàng hóa nộp 1% thuế GTGT và 0,5% thuế TNCN/doanh thu; người cung cấp dịch vụ nộp thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2%/doanh thu; đối tượng kinh doanh vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa nộp thuế GTGT 3% và thuế TNCN 1,5%/doanh thu. Các hoạt động kinh doanh khác nộp thuế GTGT 2% và thuế TNCN 1%.
Về lệ phí môn bài, các cá nhân có doanh thu trên 500 triệu/ năm nộp 1 triệu đồng/năm; doanh thu dao động từ 300 500 triệu/năm nộp 500.000 đồng/năm; doanh thu trên 100 300 triệu đồng/năm nộp 300.000 đồng/năm.
Trước đây, quy định đóng Thuế với các cá nhân kinh doanh online mới chỉ dừng lại ở mức dự thảo và chưa đi vào thực tiễn. Tuy nhiên, từ tháng 6-7/2017, Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc thanh lọc và mới các chủ sở hữu các cơ sở kinh doanh online lên hoàn tất các thủ tục hành chính để đăng ký và kê khai Thuế.
Từ đây đến lúc quy trình này vận hành một cách trơn tru và dựa trên tinh thần tự nguyện là chính, dĩ nhiên còn cần rất nhiều thời gian và sự cố gắng hỗ trợ của các bộ phận quản lý.
Bán hàng online có bị phạt?
Ngày nay, bên cạnh các hình thức buôn bán truyền thống, bán hàng online đã dần trở nên cực kỳ phổ biến và không còn xa lạ với bất kỳ ai. Vậy, việc buôn bán phi truyền thống này có vi phạm pháp luật và liệu bán hàng online có bị phạt không? Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Bán hàng online và luật mới
Bán hàng online nói chung hay bán hàng trên Facebook nói riêng chưa bao giờ trở nên dễ dàng đến thế. Giờ đây, chỉ cần bạn có sẵn một thiết bị có kết nối internet, bất kể là máy tính, laptop hay smartphone… bạn đều dễ dàng cung cấp hoặc mua bán bất cứ mặt hàng nào, miễn là có cung và có cầu.
Chính vì sự tiện lợi đó mà hầu hết tất cả các tầng lớp xã hội đều đang tham gia vào cuộc đua bán hàng online này: từ sinh viên đến người đi làm, từ già đến trẻ (cá biệt có những người còn rất trẻ) đều sử dụng hình thức thương mại này như một phương pháp gia tăng thu nhập.
Tuy nhiên, gần đây một Luật định mới được ban hành đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người tham gia bán hàng online gây xôn xao dư luận một thời gian dài. Cụ thể, từ ngày 1/7/2017, theo Điều 292, Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định, việc bán hàng qua mạng có thể bị xử lý hình sự.
Xử phạt bán hàng online: Sự hiểu nhầm tai hại!
Đúng là theo những gì điều luật trên Quy định thì những người tham gia bán hàng online là đối tượng chính để xử phạt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa cứ bán hàng qua Facebook hay online đều sẽ quy vào vi phạm pháp luật.
Cụ thể, theo quy định hiện hành, người tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội sẽ không phải đăng ký hay không bị xử phạt nếu trang mạng đó chỉ để phục vụ riêng cho mục đích buôn bán của cá nhân.
Mặt khác theo quy định, trong trường hợp chủ sở hữu có một trong các hoạt động như cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ trên trang của mình nhưng không đăng ký hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điên tử thì có thể bị xử lý hình sự vì tội “Cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng vi tính, mạng viễn thông”. Mức phạt được đưa ra với cá nhận, tổ chức vi phạm điều luật này dao động ở mức 40 60 triệu đồng nếu không đăng ký theo luật định.
Như vậy, luật mới chỉ nhắm đến và xử phạt đối tượng trực tiếp thiết lập website để mọi người tới bán hàng chứ không phạt trực tiếp người bán hàng.
Bán hàng online nói chung hay bán hàng qua Facebook nói riêng bản chất không phải là một website thương mại điện tử. Đây đơn thuần chỉ là các kênh quảng bá hình ảnh sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng chứ sau đó, công đoạn giao hàng nhận tiền vẫn được tiến hành trực tiếp giữa người bán và người mua. Do đó, buôn bán online cũng chỉ là một hình thức kinh doanh bình thường và vẫn chịu sự chi phối của các quy luật thị trường khác.
Bởi vậy, nếu bạn là người có lòng đam mê với kinh doanh, muốn tận dụng nguồn lực và tiết kiệm thời gian lướt facebook, bạn hoàn toàn vẫn có thể yên tâm và tiếp tục triển khai các ý tưởng sinh lời của mình. Miễn sao, hàng hóa bạn trao đổi với khách hàng không phải hàng cấm, hàng chất lượng kém, không rõ nguồn gốc… thì bạn hoàn toàn có cơ hội được gia tăng đáng kể thu nhập của mình theo hướng bền vững nhất. Chúc các bạn vững tâm và thành công! Ngoài ra, bạn có thể học cách bán hàng trên diễn đàn để tối ưu được kênh bán hàng. Nếu bạn quan tâm, hãy ấn vào bài viết để cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.