Bạn muốn học Marketing nhưng không biết bắt đầu từ đâu? 

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề tương tự như vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được các nội dung sau:

  • Hiểu về những khó khăn của người tự học Marketing để bạn chuẩn bị tâm lý trước khi bắt đầu
  • Những tố chất cần có để tự học Marketing để xem bạn có phù hợp hay không
  • Hiểu rõ mục đích mà bạn theo học là gì?
  • Hình thức học Marketing nào sẽ phù hợp với bạn?
  • Nội dung cần nắm khi tự học Marketing là gì?

Đặc thù ngành

Marketing là một ngành đang rất hot và nằm trong danh sách các ngành có tương lai phát triển nhất trong tương lai. Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành một Marketer chuyên nghiệp bởi vì Marketing là một lĩnh vực rất rộng lớn và có những đặc thù riêng.

 Khó khăn và đặc thù của ngành Marketing

Dạo gần đây, Marketing là một ngành có độ “hot” cực kỳ cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính vì sức nóng của nó mà rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn theo đuổi ngành này. Khi là một Marketer bạn sẽ được:

  • Được thỏa sức sáng tạo với ý tưởng
  • Được làm việc trong một môi trường luôn có sự mới mẻ, không nhàm chán
  • Mức lương đãi ngộ tốt, phù hợp với khả năng
  • Luôn bắt kịp xu thế
  • Đi trước thị trường
  • Có cơ hội phát triển lên những vị trí khác cao hơn

Chúng ta không thể phủ nhận những cơ hội mà ngành này mang lại. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng marketing là một ngành rất đặc thù đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực này phải có sự sáng tạo, đổi mới và yêu thích công việc.

Dưới đây là những khó khăn, đặc thù của ngành marketing mà các marketer cần biết:

Marketing là ngành thay đổi nhanh chóng, do đó bắt buộc các marketer cũng phải thay đổi theo.

Ví dụ, sự chuyển dịch từ việc quảng cáo qua radio/ TV đã không còn mang lại nhiều hiệu quả, thay vào đó là sử dụng mạng xã hội, do đó các marketer phải nhạy bén để nhận ra điều này từ đó có những kế hoạch truyền thông hiệu quả trên các kênh online.

Môi trường làm việc có tính cạnh tranh và loại trừ rất cao. Như đã nói, bản chất là sự sáng tạo, đổi mới do đó nếu không thích nghi được thì khả năng bạn bị thụt lùi và “lãng quên” là hoàn toàn có thể xảy ra.

Không cho phép thể hiện cảm xúc cá nhân hoặc cái nhìn chủ quan. Marketing là thị trường lớn do đó nó là nhu cầu, là suy nghĩ của tất cả mọi người. Việc để cảm xúc cá nhân chen vào sẽ ảnh hưởng tới công việc chung của mọi người.

Một đặc thù của marketing nữa đó là tất cả những gì bạn học được trên sách vở khi áp dụng vào sẽ rất ít, chỉ chiếm một phần nhỏ. Do đó, hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế mới để nhạy bén, học hỏi nhanh chóng.

Vậy, học và làm marketing có khó không? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ đặt ra trước khi “dấn thân” vào nghề.

Để trả lời cho câu hỏi này thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đa phần xuất phát từ bản thân bạn có đủ đam mê và bản lĩnh hay không. Tuy nhiên, theo đánh giá của mình thì học marketing không khó nhưng làm marketing khó, bởi vì: 

Đầu tiên, học marketing dễ vì hiện nay bạn hoàn toàn dễ dàng tiếp cận được với rất nhiều kiến thức về marketing, khi không biết điều gì đó hoàn toàn có thể SEARCH trên google hoặc xem lại giáo trình.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường lớp đào tạo ngành nay và nếu bạn muốn học nhanh hơn thì cũng sẽ có các khóa học. Do đó, học marketing không khó vì cơ bản nó là kiến thức trên sách vở. Bạn chỉ cần đọc, học thuộc nó.

Thứ hai, làm marketing khó. Bởi vì, bạn sẽ rất sốc khi kiến thức bạn ngày đêm nhồi nhét vào đầu khi đi làm lại chỉ có một phần rất ít. Kết hợp với những khó khăn đặc thù của ngành marketing mà mình nói ở trên để hiểu rằng làm marketing là một chuyện hoàn toàn không hề dễ dàng.

Như vậy, nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành Marketing thì hãy hiểu được những cơ hội và thách thức của nó. Hiểu rõ bản thân là một điều quan trọng trước khi học bất cứ điều gì

Tố chất

Để biết bạn có phù hợp trở thành một Marketer chuyên nghiệp trong tương lai hay không, hãy tham khảo ngay những tố chất cần có của người học Marketing dưới đây.

Sáng tạo

Những Marketer phải là người có đầu óc sáng tạo, luôn có ý tưởng mới để thích nghi với thị trường cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Marketing luôn không ngừng đổi mới do đó nếu không có sự sáng tạo, bạn sẽ bị tụt lại phía sau. Từ những công việc đơn giản như sáng tạo ra một ý tưởng mới lạ, đặt tên title sao cho “giật tít”.…, đều là những điều cần thiết của người làm Marketing.

Thấu hiểu nhu cầu người khác

Nhu cầu người khác ở đây chính là nhu cầu của khách hàng vì bản chất của những người làm Marketer sẽ chịu trách nhiệm phân tích thị trường, lên kế hoạch và đưa ra chiến lược cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.

Do đó, thấu hiểu được Insight người dùng là một điều cực kỳ quan trọng khi làm Marketing.

Làm việc có mục tiêu

Người làm Marketing phải luôn làm việc có kế hoạch, đặt ra mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được bằng các con số có tính chính xác. Làm việc có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho Marketer biết được bản thân mình đang ở vị trí nào và cần làm gì để cải thiện mỗi ngày.

Kiên trì và bền bỉ

Đặc thù của ngành Marketing là luôn đổi mới và sáng tạo. Trong quá trình làm cũng sẽ có rất nhiều khó khăn đòi hỏi sự kiên trì, không lùi bước của các Marketer.

Lên kế hoạch rõ ràng và bám sát vào nó để hoàn thành công việc sẽ giúp cho những người làm Marketing hoàn thành công việc.

Khi mới bắt đầu, thường là giai đoạn khó khăn vì chưa có kinh nghiệm thực chiến nhưng chỉ cần bạn kiên trì vượt qua được những thời điểm khó khăn đó thì chắc chắn sẽ trở thành một Marketer tài giỏi.

Luôn suy nghĩ tích cực

Môi trường Marketing sẽ không thể tránh khỏi sự đố kỵ, hơn thua hay những điều tiêu cực từ chính bản thân và những người xung quanh.

Điều quan trọng là hãy luôn giữ cho bản thân một sự lạc quan và tích cực. Vì chỉ khi bạn tích cực thì mới có thể nhìn thấy rõ những cơ hội dành riêng cho mình.

Đặt yếu tố con người lên vị trí hàng đầu

Một yếu tố quan trọng nhất để giúp bạn trở thành một Marketer thành công chính là khách hàng. Khách hàng sẽ là những người mang lại lợi ích cho bạn, giúp bạn đạt được sự thành công.

Điểm mấu chốt khi làm digital marketing chính là luôn luôn biết quý trọng từng khách hàng. Xây dựng niềm tin chính là “then chốt” của mối quan hệ này. Do đó, hãy luôn thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đem lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho họ.

Tinh thần làm việc nhóm

Nhà quản trị marketing tài năng luôn hiểu rằng không thể làm việc một mình trong lĩnh vực này. Để đưa ra một chiến dịch marketing và thực hiện nó, đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa nhiều bộ phận liên quan như IT, design, content, sales….do đó tinh thần đồng đội luôn là yếu tố quan trọng của người làm marketing.

Những tố chất nói trên không chỉ dành riêng cho những người hoạt động trong lĩnh vực marketing mà nó còn có thể cần thiết cho tất cả các ngành nghề, dịch vụ. Khi lựa chọn trở thành marketer, ngoài kiến thức nền tảng thì cũng cần trang bị cho mình một tâm thế làm việc tốt nhất.

Hiểu rõ những cơ hội và thách thức của ngành sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn cụ thể hơn để có được lựa chọn phù hợp cho bản thâ

Xác định mục tiêu

Trước khi bắt đầu một công việc gì bạn cũng cần phải xác định được mục tiêu của mình và đối với việc học Marketing cũng vậy. Hiểu rõ mục đích sẽ giúp bạn có được hướng đi phù hợp, tốn ít thời gian nhất.

Marketing được nhận xét là một ngành năng động và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Đó cũng là lý do chính mà nhiều người lựa chọn “bắt đầu sự nghiệp” hoặc “rẽ hướng” theo ngành này.

Cho dù bất cứ lý do gì, thì trước hết khi muốn học Marketing bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình với câu hỏi: Học marketing để làm gì? 

Chúng ta có thể thấy rất nhiều người xung quanh đổ xô đi học từ các bạn sinh viên, những người đi làm hay thậm chí có nhiều người rất thành công đã là CEO nhưng vẫn đi học marketing. Chỉ khi hiểu rõ mục đích bản thân thì bạn mới xác định được lộ trình học phù hợp, đem lại kết quả cao nhất.

Dưới đây là những mục tiêu thường gặp nhất:

Có thể thấy, kinh doanh online ngày nay đang cực kỳ phát triển, có nhiều người kiếm được hàng trăm triệu đồng/1 tháng nhờ việc bán hàng online.

Tuy nhiên, giữa thị trường cạnh tranh như vậy, để có thể phát triển được chắc chắn phải có kiến thức về thị trường.

Do đó, học marketing sẽ giúp cho những người kinh doanh online có được cơ sở phân tích thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, hiểu được mong muốn của khách hàng về sản phẩm.

Một điều quan trọng trong kinh doanh online đó là việc sử dụng mạng xã hội để quảng cáo bán hàng. Đây được xem là một công cụ hiệu quả nhất. Nhưng làm sao để sử dụng những công cụ này, làm sao để thiết kế website bán hàng, làm sao để giữ chân khách hàng….?

Rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp và những thắc mắc này sẽ được trả lời khi bạn học marketing. Khi học marketing, bạn sẽ biết cách sử dụng các kênh online hiệu quả, biết thiết kế các trang web bán hàng, biết cách lên content chuẩn thu hút người dùng, biết cách chạy quảng cáo….

  • Học để đi làm

Đây có lẽ là mục đích của đa số các bạn trẻ mà cụ thể là học sinh, sinh viên đó là học marketing để đi làm. Không chỉ học mà nó sẽ trở thành công việc gắn bó sau này, là yếu tố tạo ra mức sống cho các bạn.

Việc nắm vững kiến thức nền tảng và biết cách sử dụng các công cụ trong marketing sẽ giúp cho những marketer tương lai thích nghi nhanh hơn khi đi làm.

  • Học để quản lý

Không chỉ những bạn trẻ mà nhiều người họ đã thành công trong công việc, có một vị thế trong xã hội như CEO, trưởng phòng, quản lý… vẫn đi học marketing. Mục đích của học chính là quản lý. Khi ở một vị trí càng cao thì đòi hỏi họ phải có tầm nhìn cao hơn.

Marketing sẽ giúp cho họ có được tầm nhìn chiến lược, phân tích thị trường từ đó có kế hoạch phát triển doanh nghiệp.

  • Học để hỗ trợ cho công việc hiện tại

Cho dù bạn đang là ai, đang làm gì thì việc nắm bắt xu thế, thấu hiểu nhu cầu khách hàng luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng. Từ việc học để biết, marketing sẽ giúp cho bạn có có được một cái nhìn bao quát hơn trong tất cả lĩnh vực.

Phương pháp học

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để bạn có thể học Marketing như học tại nhà, đi học tại các Trung tâm hoặc xin đi làm để học. Dù là phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Hãy nắm rõ các đặc điểm này để đưa ra lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.

Để học marketing thì có rất nhiều cách học, nhưng đâu mới là cách học hiệu quả nhất. Dưới đây là 3 cách học phổ biến nhất dành cho các Marketer

  • Đi học

Khi bạn muốn bắt đầu học marketing thì lời khuyên vẫn là nên đi học tại các trường học, trung tâm đào tạo uy tín và chất lượng. Khi mới bắt đầu, sẽ có rất nhiều khó khăn và chưa có định hướng rõ ràng, không biết học từ đầu, học như thế nào….Do đó, đi học chính là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn.

Nếu bạn có đủ thời gian, tài chính thì hãy lựa chọn một môi trường đào tạo chuyên nghiệp để có được lộ trình học và kết quả rõ ràng.

Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất để học Marketing, nếu bạn không có thời gian hoặc nguồn ngân sách hạn hẹp thì hãy tham khảo ngay hai cách bên dưới.

  • Đi làm

Để học Marketing, thì đi làm sẽ cho bạn những trải nghiệm thực tế và có cơ hội được thực hành. Khi bạn học những kiến thức trên sách vở thì nó vẫn mãi mãi là “lý thuyết sáo rỗng” nếu không được thực hành nó.

Để học marketing bằng phương pháp này, bạn có thể xin đi thực tập ở các công ty, đi làm part-time hoặc tự tìm job để làm.

Nhưng phổ biến nhất và theo mình là có kết quả nhất đó là bạn nên xin vào các công ty để học vì ở đây có những người có chuyên môn cao, bạn sẽ được học hỏi rất nhiều từ những môi trường này.

Có hai loại hình Công ty phổ biến đó là Agency và Client, ngoài ra vẫn còn dạng Agency In-house. Để dễ hiểu hơn, mình sẽ phân biệt hai hai loại công ty này để bạn có được lựa chọn phù hợp cho bản thân:

Agency: Là các công ty dịch vụ cung cấp các chiến dịch truyền thông, quảng bá sản phẩm. hay hiểu đơn giản hơn thì agency là nơi cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của họ. Khách hàng có thể là cá nhân hoặc một tổ chức, doanh nghiệp.

Client: là các công ty sản xuất sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng( P&G, Coca-cola, vinamilk…). Client sẽ thuê/mua các dịch vụ marketing tại các công ty Agency để phục vụ cho mục đích kinh doanh của họ.

Sau khi đã hiểu được khái niệm về hai loại hình Công ty này thì câu hỏi đặt ra là: Nên đi làm marketing ở Agency hay Client?

Không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi này vì nó tùy thuộc vào mục đích của từng người khi đi làm marketing. Ở cả hai công ty này bạn đều sẽ được học tập và phát triển nghề nghiệp của mình.

Khi làm việc ở Client bạn sẽ “làm việc cho chính mình”, được tham gia trực tiếp vào các chiến lược truyền thông, quảng bá và đề ra chiến lược để phát triển công ty. Khi làm việc cho các Client, bạn sẽ có được kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.

Điểm khác biệt khi làm ở Agency đó là “làm cho nhiều người“, và đây cũng là điều mà các marketer yêu thích vì ở Agency họ được “đổi mới” và sáng tạo liên tục trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Lựa chọn Agency hay Client vẫn luôn nằm ở lựa chọn và hướng đi trong tương lai của bạn. Trên đây, mình chỉ nêu ra những đặc điểm ở hai công ty này để bạn có được cái nhìn bao quát hơn.

  • Tự học

Đây là phương pháp học marketing có nhiều khó khăn nhưng bù lại sẽ cho bạn những trải nghiệm rất thú vị, giúp bạn khám phá được chính bản thân hơn.

Khi lựa chọn tự học marketing, bạn phải hiểu rõ được những ưu điểm và hạn chế của nó là gì, tập trung vào ưu điểm và tìm cách khắc phục hạn chế của nó.

Ưu điểm khi tự học marketing:

  • Tự do về thời gian, không gian
  • Tự do lựa chọn kiến thức để học
  • Tự cập nhật kiến thức nhanh chóng
  • Nguồn tài liệu tham khảo đa dạng
  • Tốn ít chi phí hơn
  • Có thời gian nghiền ngẫm và phân tích vấn đề

Hạn chế khi tự học Marketing:

  • Không có lộ trình học rõ ràng giữa biển trời kiến thức
  • Qúa nhiều nguồn tài liệu nên không biết học từ đâu
  • Vì marketing luôn đổi mới nên khó hệ thống lại kiến thức đã học
  • Dễ bị chán nản và bỏ cuộc

Để tự học Marketing hiệu quả, bạn phải có những tố chất như: chịu được áp lực, có kế hoạch quản lý thời gian, luôn suy nghĩ tích cực, lựa chọn kênh học hiệu quả….và cuối cùng là phải kiên trì.

Nội dung cần học

Như đã nói, Marketing là một lĩnh vực rất rộng lớn, nếu bạn không có một lộ trình cụ thể về toplist những kiến thức cần học thì rất dễ bị ngập trong đống tài liệu của mình.

Marketing là gì?

Marketing ( tiếp thị)  là một tiến trình xã hội mà qua đó các cá nhân và tổ chức đạt được những thứ mà họ cần và muốn thông qua việc tạo ra và trao đổi giá trị với người khác, tổ chức khác. (Kotler, 2012)

Tầm quan trọng của Marketing

Marketing là một cấu phần cực kỳ quan tọng đối với sự tăng trưởng về sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp. Hãy cùng điểm qua một vài vai trò của Marketing:

Thu hút khách hàng

Thu hút khách hàng mục tiêu là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp. Marketing sẽ tạo ra những chiến dịch quảng bá sản phẩm thú vị, chất lượng để làm hài lòng khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp

Thông qua việc áp dụng mô hình Marketing mix để nghiên cứu, phân tích thị trường và  insight khách hàng để đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả. Việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng.

Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp chỉ thực sự bền chặt khi xây dựng được niềm tin tuyệt đối và để làm được điều này tất cả đều nhờ vào chiến lược marketing.

Tăng doanh số bán hàng

Mục tiêu của marketing vẫn là tạo ra quá trình tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng nhờ đó năng suất bán hàng tăng cao và kết quả là tạo ra doanh thu.

Bằng cách tổ chức các đợt khuyến mãi, quảng cáo, phân phối…để thu hút khách hàng từ đó tạo ra quá trình trao đổi hàng hóa giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Ngày nay, thực hiện marketing trên các công cụ online sẽ giúp tạo ra sự tương tác và dễ dàng tìm kiếm được khách hàng tiềm năng.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi các thông tin giới thiệu về sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh và thuận tiện nhất.

Xây dựng thương hiệu

Marketing sẽ đảm nhận nhiệm vụ lên ý tưởng, tính cách thương hiệu và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu để giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường.

Trên đây là một vài vai trò của marketing đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Bạn hãy nắm rõ những nội dung nay để hiểu đúng vai trò của marketing và cũng tạo tiền đề để cho quá trình tự học marketing dễ dàng hơn. Tập trung vào những mục tiêu, vai trò của marketing để phân tích và nghiên cứu.

Các mảng chính trong Marketing

Marketing là một khái niệm rất rộng vì trong đó nó bao gồm rất nhiều mảng, bộ phận khác nhau. Khi bắt đầu học, bạn có thể học và hiểu qua những mảng này nhưng sau đó thì chỉ nên lựa chọn một mảng chính để nghiên cứu và chuyên sâu về nó. “Hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn”.

Khi nói về marketing, chúng ta có những mảng nổi bật như sau:

  • Nghiên cứu thị trường
  • Product marketing
  • Trade marketing
  • Online marketing
  • Branding
  • Creative
  • Content marketing
  • ….

Như đã nói, marketing là một cách gọi chung cho tất cả bộ phận, khi học marketing bạn hãy phân tích bản thân dựa trên điểm mạnh,điểm yếu, sở thích…để lựa chọn bộ phận phù hợp với bản thân.

Trên thực tế, những mảng này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì cho dù bạn làm ở bộ phận nào thì cũng cần phải trao đổi và có sự thống nhất với các bộ phận khác.

Sau khi đã có được những nền tảng cơ bản về marketing, bước tiếp theo là lựa chọn các kênh học marketing hiệu quả. Chọn lựa nguồn học uy tín, chất lượng sẽ giúp cho quá trình tự học marketing đạt hiệu quả cao hơn.

Kênh học Marketing hiệu quả

Kênh Online

  • Blog:

Blog là một kênh học online phổ biến với lượng kiến thức vô cùng lớn. Blog thường được chia sẻ dưới dạng các bài viết về những kiến thức, kinh nghiệm thực tế của những người đi trước. Do đó, đây là kênh học hiệu quả mà bạn nên tham khảo.

  • Video:

Nếu như bạn không muốn đọc thì hãy lựa chọn học qua các video. Kiến thức được chia sẻ qua video thường ngắn gọn, dễ hiểu và truyền cảm qua giọng đọc của người nói.

Các nền tảng video phổ biến như youtube, facebook…

  • Podcast:

Podcast là một lựa chọn hoàn hảo để bạn có thể học ở bất cứ lúc nào. Bạn có thể mở lên để nghe và ghi nhớ nội dung hoặc cũng có thể xem đó như một hình thức giải trí.

Các nền tảng podcast phổ biến để học marketing: Social Media Marketing podcast, The Business of Digital, Ecommerce Influence, The CMO podcast….

  • Khóa học online:

Hiện nay có rất nhiều khóa học trực tuyến miễn phí hoặc có chi phí rất thấp để bạn đa dạng nguồn kiến thức của mình.

  • Diễn đàn và mạng xã hội:

Ngày nay, sự phát triển của mạng xã hội đã góp phần tạo thuận lợi hơn cho việc tự học marketing.

Hãy biến thời gian lướt các tin tức “vô bổ” trên facebook, tiktok…thành thời gian tự học digital marketing. Bằng cách tham gia vào các group chuyên môn, follow những người nổi tiếng trong lĩnh vực để có thể cập nhật kiến thức đồng thời biết được cách mà những người thành công xây dựng thương hiệu cá nhân.

Kênh Offline

  • Sách:

Sách là nguồn kiến thức vô tận, do đó khi tự học marketing thì sách là nguồn học không thể thiếu.

Những kiến thức trên sách vở với những con chữ sẽ giúp bạn dễ đọc, dễ hiểu và hệ thống hóa kiến thức hơn.

  • Sự kiện:

Nếu bạn muốn được lắng nghe các chuyên giá, những người “tiền bối” chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm thực tế thì hãy đăng ký tham gia các sự kiện về lĩnh vực marketing.

Đồng thời, khi tham gia sự kiện bạn sẽ có cơ hội được giao lưu, xây dựng mối quan hệ với những người trong ngành. Điều này thực sự quan trọng vì nó sẽ có ích cho công việc của bạn sau này.

Một số mô hình sự kiện tiêu biểu như: Coffee talk, seminar( nói chuyện chuyên đề), webinar, Symposium ( hội nghị chuyên đề)…

 Quan sát thực tế

Đôi khi việc quan sát thực tế lại đem lại cho bạn nhiều thông tin thú vị và tự đặt cho mình thêm nhiều câu hỏi Tại sao?.

Tự mình đặt câu hỏi cho một vấn đề nào đó xảy ra ngoài đời sống sau đó đi tìm kiếm tài liệu nghiên cứu và phân tích nó sẽ giúp cho bạn có được nhiều trải nghiệm thú vị hơn trong marketing.

Học về Toolset – Công cụ Marketing

Đầu tiên, hãy hiểu được toolset là gì?

Toolset được hiểu là các cách sử dụng các công cụ trong marketing.

Hãy lấy một tình huống đơn giản sau: giả sử bạn có nhiệm vụ là đốn một cái cây ở trong rừng. Vậy suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là gì?

Câu trả lời là để đốn được cái cây đó xuống thì bạn phải có công cụ để làm mà cụ thể ở đây là suy nghĩ xem dụng cụ nào sẽ phù hợp hơn ví dụ bạn chọn cây rìu để chặt cây.

Bạn phải hiểu về cái rìu đó như công dụng, cách cầm rìu… và sử dụng thành thạo nó thì mới nghĩ tới việc có thể chặt được cái cây đó.

Như vậy, toolset được hiểu là các công cụ. Vậy có những công cụ nào trong marketing:

  • SEO ( search Engine Optimization)

SEO hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là quá trình tối ưu content trên bài viết hoặc website để Google lựa chọn trang web phù hợp với mục đích tìm kiếm của khách hàng.

Như vậy học về SEO sẽ giúp cho bạn hiểu được vai trò của nó và cách thực hiện marketing như thế nào để có thể đem trang web của bạn lên trang đầu của Google.

  • SEM ( Search Engine Marketing)

Theo Wikipedia.org: ” Search Engine Marketing (SEM) liên quan đến những thứ như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nghiên cứu từ khóa, phân tích cạnh tranh, danh sách trả tiền và các dịch vụ công cụ tìm kiếm khác nhằm tăng lưu lượng tìm kiếm đến trang web của cá nhân/doanh nghiệp”.

SEM bao gồm:

  • SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu từ khóa tìm kiếm trên Google, bing,…
  • SEA (Search Engine Advertising): quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm ví dụ như Google ads, Microsoft Adcenter
  • SMO (Social Media Optimization):Tối ưu nội dung trên mạng xã hội
  • SMM (Social Media Marketing): Tiếp thị thông qua các trang mạng xã hội.
  • SMA (Social Media Ads): quảng cáo tiếp thị trên trang mạng xã hội để tăng lưu lượng truy cập website.

SEM là một công cụ marketing cực kỳ quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Tăng độ nhận diện trên các công cụ tìm kiếm
  • Tiếp cận với khách hàng trọng tâm
  • Tăng tỷ lệ truy cập, tăng doanh thu
  • Tiết kiệm chi phí quảng cáo
  • Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Content Marketing

Content marketing được hiểu đơn giản là tiếp thị nội dung. Tức là bằng cách sáng tạo những ý tưởng, nội dung thu hút để lôi kéo, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn.

Social Media

Mạng xã hội là phương tiện truyền thông nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao. Ngày nay, hầu hết ai cũng có điện thoại riêng, internet riêng để truy cập facebook, tiktok, instagram… mỗi ngày.

Sử dụng social media như một công cụ marketing giúp liên hệ, trao đổi thông tin, hình ảnh…giữa người với người tạo nên một mối liên kết chặt chẽ.

Email Marketing

Sử dụng email marketing để quảng cáo là một hình thức phổ biến ở các doanh nghiệp. Những ưu điểm của công cụ này mang lại có thể kể đến:

  • Tiết kiệm chi phí bao gồm: thiết kế, in ấn, vận chuyển….
  • Xây dựng mối liên hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp
  • Bằng cách gửi email tự động, doanh nghiệp có thể tự động hóa chiến dịch marketing

Mobile Marketing

Đây là hình thức tiếp thị, quảng cáo qua thiết bị di động thông qua việc gửi tin nhắn hoặc gọi điện để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm.

Affiliate Marketing

Đây là hình thức liên kết tiếp thị thông qua môi trường trung gian, thường là các blog, fanpage, group…Doanh nghiệp sẽ trả tiền hoa hồng cho bên trung gian khi khách hàng mua sản phẩm

TV/Radio

Đây là một hình quảng cáo truyền thống, sử dụng radio/TV để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Quảng cáo trên TV sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với radio và hơn hết hiện nay đã có thêm nhiều công cụ quảng cáo khác do đó doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn.

Trong marketing có rất nhiều công cụ để tiếp thị, quảng cáo. Trên đây là những công cụ phổ biến và đem lại hiệu quả cao.

Khi bắt đầu tìm hiểu về Marketing, bạn cần học kỹ về toolset trước, hiểu rõ từng công cụ rồi mới thực hiện bước tiếp theo là học về skillset.

Học về Skillset – Kỹ năng Marketing

Skillset được hiểu là những kỹ năng mà marketer sẽ áp dụng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Quay lại ví dụ ở trên về vấn đề chặt cây, thì khi bạn đã có toolset ( cây rìu) thì tiếp theo bạn phải biết cách sử dụng cây rìu đó ( cách cầm, cách vung rìu…) để có thể chặt được cây. Như vậy skillset giúp cho chúng ta sử dụng được các toolset một cách có hiệu quả nhất.

Các skillset mà người học marketing cần nắm:

  • Search Marketing

Khi nhắc tới Search Marketing chúng ta nghĩ ngay đến SEO và SEM.

Bạn cần phải học cả hai kỹ năng này vì ngày nay làm marketing đều liên quan tới việc tìm kiếm thống tin. Do đó, việc tối ưu hóa nội dung trên các công cụ tìm kiếm sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận được với doanh nghiệp đồng thời thể hiện được tính uy tín và chuyên nghiệp.

giữa hàng trăm, hàng ngàn đối thủ làm thế nào để google lựa chọn trang web của bạn để đưa lên trang đầu luôn là một bài toán cực kỳ nan giản. Do đó, học về kỹ năng Search Marketing sẽ giúp bạn biết cách tối ưu hóa nội dung của mình.

  • Content Marketing

Một câu nói cực kỳ nổi tiếng trong lĩnh vực Content marketing đó là  “Content is King”. Thật vậy, content đóng vai trò là linh hồn của một bài viết. Khách hàng có muốn nghe bạn giới thiệu tiếp hay không, có đưa ra quyết định mua hàng hay không thì phần lớn dựa vào content của bạn.

Chính vì vậy, Content marketing là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với những người học và làm việc trong ngành nghề này.

  • Thiết kế

Nhiều người cho rằng làm marketing thì không cần phải biết design vì đã có một team khác làm công việc này. Nhưng trên thực tế, một Marketer thành công vẫn phải biết thiết kế để tạo ra những sản phẩm đẹp hơn, thu hút hơn.

Và quan trọng hơn, khi có tư duy thiết kế sẽ giúp bạn đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu được mong muốn của họ đối với một sản phẩm là như thế nào.

  • Data Analytics

Tại sao bạn phải có kỹ năng phân tích dữ liệu. Bởi vì, tất cả những công việc mà một Marketer trải qua hằng ngày đều được thể hiện qua con số. Ví dụ như số lượng người tương tác, like, share….trong một bài viết.

Hơn hết, marketing là một ngành nghề đặc trưng đòi hỏi tính chính xác và cụ thể. Vì vậy, phân tích dữ liệu sẽ giúp cho bạn có thể đo lường kết quả của một chiến dịch marketing.

  • Social Media

Sự bùng nổ của mạng xã hội đòi hỏi các Marketer phải nhạy bén và thích nghi nhanh chóng.

Kỹ năng liên quan tới social media là cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay khi mà tất cả những thông tin đều có thể truyền tải qua các kênh social như facebook, tiktok, instagram…

Khi có kỹ năng về Social Media, người làm marketing có thể biết được nhu cầu của khách hàng, họ đang có mong muốn tiếp cận thông tin, dịch vụ gì để từ đó đề ra chiến lược quảng cáo phù hợp.

  • Email Marketing

Là một công cụ quảng cáo hiệu quả mà lại tốn ít chi phí nên Email marketing vẫn luôn được các doanh nghiệp sử dụng để gửi thông tin khuyến mãi, ra mắt sản phẩm…

Cần phải học kỹ năng này để phân biệt được Email Spam.

  • ADS – Quảng cáo

Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà hầu như những người học và làm trong lĩnh vực Marketing cần phải biết.

ADS được hiểu là một hình thức quảng cáo hiển thị tự động nhằm để tiếp cận khách hàng dựa trên những yếu tố như sở thích, số học, nhân khẩu…

Hiện nay ADS có rất nhiều hình thức, ví dụ như: Facebook Ads, social media ads, OOH ( quảng cáo ngoài trời), …

Mindset – Tư duy về marketing

Khi đã kết hợp được toolset và skillset thì theo thời gian nó sẽ hình thành nên mindset. Hiểu đơn giản, mindset là cách tư duy khi đứng trước một vấn đề nào đó, đưa ra cách giải quyết nào là hợp lý nhất.

Mindset cực kỳ quan trọng đối với một người làm marketing, vì mindset tốt thì mới tư duy nhạy bén và đúng vấn đề, đưa ra cách làm việc hiệu quả nhất.

Để hình thành mindset không phải ngày một ngày hai mà nó được “tôi luyện” qua từng trải nghiệm, là đúc kết từ nhiều bài học.

Khi học Marketing, lộ trình học sẽ đi từ toolset–>skillset–>mindset. Khi hiểu và sử dụng được toolset một cách thành thục thì sẽ tạo thành skillset và khi kết hợp toolset + skillset theo thời gian sẽ hình thành nên mindset. Và đến một thời điểm nào đó, bạn chỉ cần có mindset còn toolset và skillset sẽ có người làm thay ( cấp quản lý).

Như vậy, đối với người làm Marketing thì phải có đủ cả 3 yếu tố: toolset, skillset và mindset. Chúng ta có thể ví 3 yếu tố này giống như 3 chân của một chiếc kiềng “vững như kiềng ba chân”. Nếu thiếu đi một yếu tố nào thì chiếc kiềng sẽ không còn đứng vững được nữa.

Nguồn tài liệu tham khảo

Hiện nay, việc tiếp cận với các nguồn tài liệu để học Marketing là điều không quá khó khăn. Tuy nhiên cần có sự chọn lọc để tìm được nguồn học uy tín và có hiệu quả. Sau đây là một vài nguồn tài liệu tự học marketing mà các bạn có thể tham khảo: 

Sách:

Sách là nguồn tri thức vô tận. Đối với những bạn mới bắt đầu học về marketing hãy đọc những cuốn sách cơ bản, ví dụ như:

  • Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z (Philip Kotler): Cuốn sách nêu lên 80 khái niệm căn bản của marketing
  • Khác biệt là chết ( Jack Trout, Steve Rivkin)
  • Marketing du kích trong 30 ngày (Jay Conrad Levinson)
  • 22 quy luật bất biến trong marketing
  • Marketing giỏi phải kiếm được tiền
  • Tiếp thị 4.0 – Dịch Chuyển Từ Truyền Thống Sang Công Nghệ Số (tác giả Philip Kotler)
  • Linh hồn của quảng cáo
  • Ý tưởng này là của chúng mình
  • ….

Nguồn học trực tuyến:

  • Blog và website

Chủ đề Marketing tổng hợp: Marketing land, think with google, hubspot blog….

Chủ đề về công nghệ: TechCrunch, Mashable, Engadget, ZDNet…

Chủ đề về Search Marketing: Search Engine Land, Search Engine Watch, Search Engine Journal, QuickSprout Blog….

Chủ đề vê phân tích dữ liệu: Google Analytics blog, Occam’s Razor, KissMetrics Blog…

Chủ đề về social Marketing: Social Media Examiner, buffer blog,…

Chủ đề về Email Marketing: Vero blog, mailchimp blog, Emma blog,

Chủ đề về Content Marketing: Copyblogger, Content Marketing Institute, B2B Marketing Insider,…

  • Video

Một số kênh video mà bạn có thể học từ những người nổi tiếng trong lĩnh vực marketing: Moz ( học về SEO, Social, Brand…)

Unbounce: Học về cách dựng landing page

Hubspot: Cung cấp đầy đủ các kiến thức về marketing

  • Podcast/Radio

Nếu bạn thích nghe podcast, radio thì mình recommend hai nguồn là Social Media Marketing Podcast và Marketing School Podcast.

  • Khóa học trực tuyến

Có rất nhiều khóa học trực tuyến miễn phí và mất phí để bạn có thể thỏa sức học và khám phá về marketing. Điều quan trọng là tìm hiểu và lựa chọn kỹ để đảm bảo kết quả thu lại xứng đáng với thời gian và tiền bạc bỏ ra.

Lời kết:

Marketing là một ngành đang rất được ưa chuộng trong thời đại ngày nay bởi những cơ hội nghề nghiệp mà nó mang lại. Cho dù bạn là ai, đang làm trong lĩnh vực gì nếu có đam mê với ngành marketing và muốn theo đuổi nó thì đừng ngần ngại mà hãy bắt tay vào học liền. Như mình có nói học marketing không khó chính vì vậy đây là cơ hội để bạn thỏa sức với đam mê của mình.

Trước khi học hãy dành thời gian để hiểu bản thân trước rồi mới bắt đầu tìm phương pháp học tập phù hợp. Vì chỉ thực sự hiểu mình mong muốn gì thì các bạn mới có được kế hoạch, lộ trình hợp lý. Việc học nửa mùa, học không đến nơi đến chốn sẽ không đem lại kết quả xứng đáng.

Và cuối cùng, với những kiến thức nhỏ mà mình chia sẻ ở trên hi vọng có thể giúp các bạn hình dung rõ hơn về lộ trình tự học Marketing. Chúc các bạn thành công!